An sinh xã hội: Chìa khóa ngăn chặn bất ổn
KTĐT - Ngày 15/2, tại kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Liên hợp quốc (LHQ) về Phát triển xã hội, LHQ đã kêu gọi cộng đồng thế giới tìm các giải pháp an sinh xã hội tối ưu để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng trong dân số thế giới.
Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các chính sách giúp họ cải thiện cuộc sống bằng cách giải quyết cơ bản tình trạng nghèo đói. Số người cao tuổi tại các nước đang phát triển sẽ tăng gấp 3 lần, từ 473 triệu người năm 2009 lên hơn 1,6 tỷ người vào năm 2050 đã trở thành một thách thức với chiến lược kinh tế - xã hội của các Chính phủ.
Mặc dù trong nhiều năm qua, với cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), các nước thành viên LHQ đã nỗ lực tìm kiếm các biện pháp tối ưu nhằm giúp giảm tình trạng đói nghèo trên khắp thế giới. Tuy nhiên, các giải pháp này dường như vẫn chưa đủ khi hàng trăm triệu người vẫn bị nạn đói hành hạ, đặc biệt sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nước đã đưa ra tuyên bố khó có thể thực hiện được các mục tiêu MDGs vào năm 2015. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lưu ý rằng, hiện nay, 80% dân số toàn cầu chưa được tiếp cận an sinh xã hội thích hợp. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập đã và đang lan rộng sang các nước
Nghèo đói, thất nghiệp, các quyền lợi cơ bản bị chính quyền phớt lờ khiến dân chúng bất bình và đấu tranh quyết liệt để đòi quyền lợi. Tại châu Âu, việc cắt giảm ngân sách giành cho an sinh xã hội để giảm thiểu gánh nặng nợ công cũng gây ra làn sóng phẫn nộ trong dân chúng khiến biểu tình và đình công trở nên thường xuyên, gây tác động xấu tới tình hình kinh tế - xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra tháng 1 vừa qua tại Davos (Thuỵ Sĩ), các chuyên gia, các chính khách, đại diện các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh rằng, phát triển bền vững đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội là chìa khóa để ngăn chặn bất ổn của mọi quốc gia.
Theo LHQ, các trần an sinh xã hội trong tương lai cần đảm bảo mọi người lao động được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu và an ninh thu nhập cơ bản. Thông qua đầu tư vào giáo dục, tạo việc làm và y tế, các Chính phủ có thể giúp người dân có việc làm và sức khỏe, có khả năng đóng thuế từ đó tạo nguồn cho Quỹ An sinh xã hội. Viện Nghiên cứu của LHQ về Phát triển xã hội thì nhấn mạnh rằng, các chương trình an sinh xã hội cần phải đối phó với nhiều nguy cơ, từ khủng hoảng kinh tế đến bệnh tật của mỗi công dân.
Trên thực tế, các nước thành công trong giảm đói nghèo và cải thiện các điều kiện xã hội đã thực hiện các chương trình an sinh xã hội hòa nhập với các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bao quát. Việt