Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 khi dịch bệnh lan rộng trên địa bàn TP Hà Nội, từ cuối tháng 7/2021, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã gấp rút thi công Bệnh viện dã chiến với quy mô từ 500 – 700 giường tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai để điều trị bệnh nhân Covid-19. |
Dự kiến, Bệnh viện dã chiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/8. Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi vào hoạt động, khoảng 800 y, bác sĩ (300 bác sĩ và 500 điều dưỡng) thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được tập huấn gấp rút trong 2 tuần qua. |
Lực lượng y tế này được tập trung đạo tạo về mảng ICU (chăm sóc tích cực những bệnh nhân nguy kịch và cần được theo dõi, chăm sóc chuyên sâu, đặc biệt cần phải được hỗ trợ hô hấp rất phức tạp), trong đó có kỹ năng, kỹ thuật trong ICU. |
Dụng cụ hỗ trợ các y, bác sĩ điều trị cũng như chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 được các giảng viên trực tiếp giới thiệu trong buổi thực tập huấn. |
Trước đó, khoảng 800 y, bác sỹ đã được học lý thuyết trước khi bước vào học thực hành. |
Một trong những thiết bị khác được các bác sĩ Khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) tập huấn cho khoảng 800 y, bác sĩ chuẩn bị tham gia vào Bệnh viện dã chiến. |
Lực lượng y tế tham gia tập huấn được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết trong việc sử dụng các loại máy. |
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên – Khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), lực lượng y tế này sẽ được tập huấn về các liệu pháp hô hấp, oxy, thở máy không xâm nhập, HSTC và thở máy xâm nhập.Thứ 2 là các kỹ thuật liên quan đến hồi sức như lọc máu ngắt quãng lọc máu liên tục. |
“Ngoài ra kỹ thuật cao cấp triển khai ECMO đối với các bệnh nhân bị suy hô hấp, suy tuần hoàn và các bệnh nhân nặng có chỉ định can thiệp ECMO trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp” – Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên cho biết. |
Các nội dung được triển khai trong đào tạo là nội dung chính trong các kỹ thuật liên quan đến hồi sức tích cực, các kỹ thuật này rất cần thiết cho việc điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch. |
“Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng và nguy kịch đều có thể bị đe dọa đến tính mạng, trong các bệnh nhân bị viêm phổi nặng và nguy kịch sẽ được hỗ trợ về hồi sức như thở máy, dụng cụ hô hấp…” – bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên nhấn mạnh. |
800 y, bác sỹ được đào tạo là các bác sỹ trong chuyên ngành khác cả nội và ngoại khoa. Bên cạnh đó là các điều dưỡng ở chuyên ngành khác, các học viên cũng được đào tạo sớm về hồi sức tích cực, các học viên nội trú mới ra trường có trình độ cao, tiếp cận với kỹ thuật mới trong hồi sức tích cực. |
Theo các giảng viên đang đào tạo tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khó khăn nhất khi triển khai lớp đào tạo lúc này là thời gian ngắn và nguồn nhân lực đông. |
Việc đào tạo lý thuyết được thực hiện trực tuyến, về thực hành sẽ chia thành từng nhóm nhỏ để tránh gây lây nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, hệ thống y tế. |
Về thời gian đào tạo, đối với 1 bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực định hướng sẽ mất 9 tháng, nhưng hiện nay các giảng viên đào tạo đang cố gắng triển khai trong 1 tháng để nắm bắt được kỹ năng cơ bản, điều dưỡng đảm nhiệm được 1 phần lớn các kỹ năng, kỹ thuật của hồi sức tích cực. |