Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Ảnh] Hà Nội: Trai làng Thúy Lĩnh vật lộn tranh cướp cầu đầu năm

Vĩnh Quang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong 3 ngày mồng 4, 5 và 6 tháng Giêng, trai làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại hồ hởi tham gia hội vật cầu truyền thống.

 Diễn ra trong 2 ngày mồng 4, 5 và 6 tháng Giêng, Lễ hội vật cầu truyền thống làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại thu hút sự chú ý của du khách thập phương.
 Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
 Được biết, lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Tại thời điểm đó, thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.
 Trong 3 ngày thi đấu, ngày cuối cũng (mồng 6 âm lịch), 8 đội trong vòng bán kết được chia làm 2 bảng, mỗi bảng 4 đội, mỗi đội có 2 người chơi chính để thi đấu.
 Mỗi trận đấu kéo dài 40 phút. Sau khi 2 bảng thi đấu sẽ chọn ra 2 đội có điểm cao nhất ở mỗi bảng để vào thi đấu trận chung kết.
 Theo luật, đội chơi nào đưa được quả cầu son về lỗ của đội mình trong sự cản phá của các thành viên đội khác. Đội nào đưa được cầu về lỗ nhiều lần hơn sẽ giành chiến thắng
Để có thể có mặt ở trong đội thi đấu, các thanh niên làng Thúy Lĩnh phải là người to, khỏe để có thể giành được cầu.
 Những pha tranh cướp quyết liệt từ 4 đội chơi.
 
 Lễ hội luôn thu hút lượng người dân lớn tới xem và cổ vũ.
 Đội chơi muốn đưa cầu về lỗ của đội mình thì ngoài sức khỏe, cần cả sự khéo léo và phối hợp đồng đội giữa 2 thành viên.
 
 Tình huống cố gắng ghi điểm của các đội chơi.
 Muốn ghi điểm, người chơi phải nhanh chóng thoát khỏi vòng vây 3 đội còn lại.