Để có thể cho sinh viên đi học trở lại, TP Hà Nội cũng như Bộ GD&ĐT đã có những văn bản yêu cầu các trường đại học phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng như dọn dẹp, sát khuẩn trường lớp thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế sau kỳ nghỉ.
Bên cạnh đó, các trường đại học cũng đã tổ chức phát khẩu trang, đo nhiệt độ cho sinh viên trước khi bước vào cổng trường và đặt lọ dung dịch sát khuẩn ngay ở cổng trường để phòng chống lây nhiễm.
|
Nhiều chủ quán ăn phục vụ sinh viên không đeo khẩu trang, găng tay khi lấy đồ ăn. |
Tuy nhiên, việc các sinh viên đi học trở lại cũng là điều khiến ngành giáo dục, y tế thêm nhiều mối lo khi tình trạng tụ tập đông người, nguy cơ bùng phát dịch bệnh nếu mỗi người không tự ý thức phòng dịch.
Đặc biệt, lượng sinh viên tại Hà Nội là rất lớn, các quán ăn đã hoạt động trở lại, điều này sẽ đặt ra câu hỏi về vệ sinh ATTP ở những khu vực xung quanh trường đại học phục vụ sinh viên.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, hầu hết các căng tin phục vụ sinh viên trong các trường đều đóng cửa, chưa phục vụ trở lại. Điều này buộc sinh viên phải lựa chọn những quán ăn bên ngoài trường. Tuy nhiên, trong những ngày qua, các quán ăn vẫn chưa quá đông như thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên, sinh viên năm thứ 3 P.N.T. - Học viện Ngoại giao (nằm trên phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, hiện nay nhiều bạn sinh viên vẫn chưa lên học sợ dịch bệnh.
“Để đảm bảo thì em thường học xong về nhà nấu ăn, hạn chế tập trung chỗ đông người. Nhưng vẫn có những bạn phải học cả ngày, phải ở lại ăn trưa, hầu hết là ăn các quán tại vỉa hè do căng tin nhà trường vẫn đóng cửa” - bạn P.N.T. chia sẻ.
|
Các quán ăn, quán nước vỉa hè vẫn là địa điểm tập trung đông người. |
Trong khi đó, tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ở số 336 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), các quán ăn, quán nước vỉa hè tại cổng sau trường đã hoạt động nhộn nhịp trở lại, các xe bán đồ chiên rán thu hút đông đảo khách sinh viên.
Còn tại Đại học Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa Hà Nội… các quán ăn vẫn có khách nhưng vắng vẻ hơn trước.
Điểm chung nhất tại các quán ăn, quán nước vỉa hè này tiềm ẩn nhiều mối lo dịch bệnh bởi hầu hết chủ hàng không dùng khẩu trang, nhiều người không dùng găng tay hay sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn theo quy định và khuyến cách của ngành y tế.
Theo một bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gần như sinh viên thường nhắm mắt cho qua vì thói quen nhanh và tiện, cùng với đó là giá cả hợp với túi tiền.
Một số hình ảnh phóng viên báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận:
|
Các quán ăn, quán nước vỉa hè được bán ngay tại cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền. |
|
Đây là những nơi thu hút sinh viên, điểm tập trung đông người, không có nơi rửa tay cùng như không có nước sát khuẩn. |
|
Các quán ăn xung quanh trường vẫn có khách, nhưng không trang bị nước sát khuẩn |
|
Nhiều sinh viên cho biết, mặc dù lo sợ dịch Covid-19, nhưng vẫn phải ăn ở ngoài quán vì căng tin chưa mở cửa. |
|
Những chỗ ngồi được kê tạm ở vỉa hè. |
|
Ngành y tế khuyến cáo, trước khi ăn nên rửa tay xã phòng và sát khuẩn tay bằng nước diệt khuẩn. Nhưng ở những quán ăn này, đó đều là thứ xa xỉ. |
|
Chủ quán bún đậu cạnh trường Đại học Ngoại thương không sử dụng khẩu trang, găng tay khi thái thức ăn chín cho khác. |
|
Những xe bán đồ ăn xiên chiên, rán luôn thu hút sinh viên tại cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên. |
|
Những quán ăn này tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh ATTP |
|
Những quầy hàng dựng tạm phía sau cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. |
|
Những quán ăn vặt này luôn thu hút lượng lớn sinh viên mỗi ngày, nhiều sinh viên vẫn vô tư sử dụng, mặc dù người bán không thực hiện các biện pháp vệ sinh theo qui định như bày thức ăn chín trong tủ kính, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, không có nước rửa tay |
|
Một quán bún được bán trên vỉa hè phố Chùa Láng thu hút khá đông sinh viên, chủ quán không đeo khẩu trang, găng tay khi bốc thực phẩm cho khách. |