Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Sau Tết, nông dân hối hả “hồi sinh” cho quất cảnh

Kinhtedothi - Sau Tết Canh Tý 2020, bà con nông dân tại những “vựa” quất cảnh thuộc huyện Đông Anh lại bắt tay vào sản xuất vụ mới với nhiều kỳ vọng.
Những năm qua, xã Tàm Xá được xem là một trong những “vựa” quất cảnh lớn nhất của Hà Nội. Trước Tết Canh Tý, cánh đồng ven bãi sông Hồng ngập trong sắc hoa trắng và quả vàng của quất cảnh. Sau Tết, nơi đây trở thành “đại công trường” hồi sinh cho quất cảnh.
Những gốc quất cảnh chưa tiêu thụ được trong Tết được bà con nông dân đánh gốc, chuyển đi vị trí khác để làm đất trước khi sản xuất vụ mới. Đây là những gốc quất cảnh đã không trổ đúng để “ăn” vào dịp Tết, những cây có thế quá xấu. Cố hữu, có những cây có thế đẹp, nhưng không tiêu thụ được do bị trả giá quá thấp, bà con cố tình giữ lại cho vụ sau.
 Máy xúc được huy động đến ''công trường'' làm đất, hồi sinh cho quất cảnh 
Nhiều gốc quất cảnh cũng được nông dân lặn lội chạy xe vào nội đô để thu mua về “hồi sinh”. Các gốc quất cảnh có giá từ 50.000 đồng trở lên. Cố hữu có gốc quất cảnh đẹp, bà con phải mua lại với giá 300.000 – 4000.000 đồng…
Làm đất cũng là khâu đầu tiên trong công cuộc “hồi sinh” quất cảnh. Trên nền đất canh tác cũ, người dân rắc vôi bột để khử độc, tiêu trùng, tiêu diệt và ngăn chặn các mầm bệnh cho đất.
Tại xã Tiên Dương, nhiều hộ trồng quất cảnh mua đất từ vùng bãi ven sông Hồng để làm đất trồng quất cảnh. Chị Nguyễn Thị Hân, một hộ trồng quất cảnh cho biết, giá mỗi xe đất khoảng 800.000 đồng. Theo chị Hân, đất vùng bãi màu mỡ, giúp quất cảnh sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, còn ngăn được dịch bệnh trên nền đất cũ. 
Theo chia sẻ của nhiều người trồng quất cảnh tại các xã: Tàm Xá, Tiên Dương, Vĩnh Ngọc… vụ Tết vừa qua, giá bán quất cảnh không cao bằng năm 2019. Tuy nhiên, vẫn mang lại một cái Tết đủ đầy hơn cho bà con nông dân. Cũng bởi vậy, ngay khi những Tết qua đi, bà con đã tập trung “hồi sinh” cho quất cảnh, với kỳ vọng vào một vụ mới thắng lợi. 
 Vôi bột được rắc rải để khử độc, tiêu trùng cho đất 
 Đất phù sa sông Hồng được nông dân mua về cải tạo đất trồng quất 
 Những gốc quất cảnh được di chuyển đi nơi khác để cải tạo đất 
 Tất cả gốc quất cảnh đều được bọc băng keo hoặc túi nilon để vận chuyển thuận lợi và tránh mưa gây bung rễ 
 So với năm 2019, vụ quất cảnh Tết Canh Tý không được giá bằng. Tuy nhiên, vẫn giúp các hộ trồng quất huyện Đông Anh có một cái Tết đủ đầy hơn 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ