Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 3 huyện gồm Giao Thủy, Trực Ninh và Xuân Trường được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao; 143 trong tổng số 146 xã, thị trấn (chiếm tỷ lệ 98%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 54 xã, thị trấn (tương đương 37%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" - đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến các lĩnh vực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Sở cũng phối hợp với các địa phương khảo sát và hướng dẫn triển khai các tiêu chí phù hợp với thực tế tại cơ sở.

Huyện Giao Thủy có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Kết quả cho thấy, 95% khu dân cư trong tỉnh đã được công nhận đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa; hơn 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Riêng huyện Giao Thủy có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó 14 xã đạt chuẩn kiểu mẫu. Đặc biệt, xã Giao Phong là một trong 9 xã trên cả nước được chọn thực hiện thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh.

Huyện Trực Ninh có 10 xã đạt chuẩn nâng cao, 6 xã đạt chuẩn kiểu mẫu và 3 thị trấn là Cổ Lễ, Ninh Cường, Cát Thành đạt chuẩn đô thị văn minh. Huyện Xuân Trường có 8 xã đạt chuẩn nâng cao, 7 xã đạt chuẩn kiểu mẫu và thị trấn Xuân Trường cũng được công nhận là đô thị văn minh.

Là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước, tỉnh Nam Định đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lựa chọn tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện các tiêu chí văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và tổng kết công tác xây dựng đời sống văn hóa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, qua đó khẳng định vai trò tiên phong của tỉnh trong việc phát triển đồng bộ giữa kinh tế và văn hóa tại khu vực nông thôn.

Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, Nam Định có hơn 1.300 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 87 di tích cấp quốc gia và 348 di tích cấp tỉnh. Các di tích được tu bổ, tôn tạo đúng quy định, đảm bảo yếu tố gốc và chất lượng công trình, tiêu biểu như Quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Khu trung tâm lễ hội đền Trần - chùa Tháp tại thành phố Nam Định, chùa Keo Hành Thiện tại Xuân Trường, phủ Quảng Cung, đình - chùa Ngô Xá và chùa Nề tại huyện Ý Yên...

Trên địa bàn tỉnh, mỗi năm có hơn 200 lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức. Các lễ hội không chỉ khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc mà còn là dịp quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Nam Định, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa.

Giai đoạn 2018-2023, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 15 thiết chế văn hóa - thể thao cấp huyện như nhà văn hóa, nhà thi đấu đa năng, sân vận động. Đồng thời, 31 nhà văn hóa xã, thị trấn và 175 nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố cũng được xây dựng mới, sửa chữa. Đến nay, tỉnh đã lắp đặt hơn 2.600 bộ dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời tại các địa điểm công cộng. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, nhiều công trình văn hóa - thể thao được xã hội hóa với sự đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

Hiện nay, tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đều có trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao làm đầu mối tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phát triển phong trào văn hóa - thể thao. 100% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, hội trường đa năng; toàn tỉnh có hơn 2.300 địa điểm sinh hoạt cộng đồng và hơn 2.000 sân thể thao tại các khu dân cư.

Mạng lưới sinh hoạt văn hóa tại cơ sở được củng cố mạnh mẽ. Tỉnh hiện có gần 900 đội văn nghệ quần chúng, hơn 60 câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật với trên 3.000 hội viên hoạt động thường xuyên. Mỗi năm tổ chức khoảng 700 buổi biểu diễn, giao lưu, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần người dân. Bên cạnh đó, các chương trình liên hoan văn nghệ được tổ chức vào dịp lễ, Tết, qua đó bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như chèo, ca trù, chầu văn, múa tứ linh, trống hội...

Việc phát triển đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu đang tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, đây cũng là nền tảng cho việc phát triển du lịch trải nghiệm và xây dựng thương hiệu “Nam Định - vùng đất văn hiến, anh hùng”.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã góp phần tạo nên diện mạo nông thôn đổi mới, khang trang, nâng cao chất lượng sống của người dân và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ