Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Ảnh] Thăm nông trang rau thủy canh “ăn ngay tại vườn” ở Hà Nội

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ vùng đất trũng thấp bị bỏ hoang trong nhiều năm, anh Hoàng Quốc Chiến cùng một số nông dân đã thuê khoán của UBND xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) để đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới trồng rau thủy canh.

 Năm 2017, anh Hoàng Quốc Chiến cùng các đồng nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng nông trang sản xuất tác rau thủy canh rộng khoảng 2.000m2. Công nghệ canh tác áp dụng được anh Chiến học hỏi từ Israel.
Việc áp dụng công nghệ cao cũng giúp anh Chiến tiết kiệm được chi phí nhân công. Hiện, khu vườn rộng 2.000m2, với nhiều công đoạn chăm sóc, thu hoạch nhưng chỉ cần 4 lao động. Mỗi lao động được trả khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Nông trang công nghệ cao cho sản lượng khoảng 3 tấn rau thủy canh/tháng. Mức giá bán của rau thủy canh khoảng 35.000 đồng/kg, so với các loại rau được canh tác theo kỹ thuật truyền thống thì không chênh lệch quá lớn…
Lợi ích lớn nhất từ mô hình rau thủy canh, bên cạnh giá trị kinh tế còn là chất lượng sản phẩm an toàn cho sức khỏe do ít phải xử lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Thức ăn cho rau thủy canh là chế phẩm Nova Isa, được phối trộn theo công thức tiên tiến để phục vụ riêng cho canh tác thủy canh.
Nhờ áp dụng công nghệ cao, khu vườn cho sản phẩm rau an lá 4 mùa, đáp ứng nhu cầu thị trường… Việc liên kết tiêu thụ không chỉ giúp ổn định đầu tra, mà còn giúp tránh được bài toán giá cả bấp bênh. Rau được cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp cung cấp suất ăn tại Cảng Hàng không Sân bay Quốc tế Nội Bài…
Công nghệ sản xuất tiên tiến giúp mang đến những sản phẩm rau thủy canh có chất lượng đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Thậm chí, rau thủy canh có thể ''ăn ngay tại vườn''.
Theo anh Hoàng Quốc Chiến, hiện nay sản phẩm của đơn vị làm ra chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó, anh đang ấp ủ ý định mở rộng thêm diện tích canh tác.