Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Áp dụng các giải pháp ngắn, trung và dài hạn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành TP Hà Nội, cộng với hàng loạt chính sách, hành động cụ thể đã và đang được triển khai nên trong thời gian qua tình trạng UTGT tại Thủ đô đã có những chuyển biến đáng kể.

TNGT hàng năm đã giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), đường phố thông thoáng, ý thức của người tham gia giao thông được cải thiện... Tuy nhiên, nhìn nhận cả ngắn, trung và dài hạn, giao thông Thủ đô vẫn còn tồn tại không ít bất cập. 

Hạ tầng thiếu và yếu

Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã nỗ lực không mệt mỏi để hạn chế tắc đường, nâng cao năng lực giao thông, hình thành nét văn minh đô thị cho Thủ đô. Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế nên giao thông Hà Nội vẫn chưa thể đáp ứng được tiêu chí của một đô thị tiên tiến, hiện đại… Theo quan điểm của Bộ Xây dựng, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng UTGT tại Hà Nội là tỷ lệ đất dành cho giao thông rất thấp (chỉ khoảng 8%), trong khi theo tiêu chuẩn phải đạt từ 24 - 26% và theo luật là khoảng 16 - 26%. 
Người tham gia giao thông đi đúng làn quy định trên đường Trần Khát Chân.     Ảnh: Quỳnh Linh
Người tham gia giao thông đi đúng làn quy định trên đường Trần Khát Chân. Ảnh: Quỳnh Linh
 
Việc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông manh mún, lạc hậu, thiếu đồng bộ, có nhiều "nút cổ chai" trong hệ thống; vỉa hè bị chiếm dụng để buôn bán, một số tuyến đường bị xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa kịp thời… đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng UTGT ở Hà Nội. Bên cạnh đó, khi nói đến nguyên nhân gây ra tắc đường ở Hà Nội không thể không đề cập đến tình trạng đào đường, làm cống thoát nước, lắp đặt hệ thống cáp theo kiểu "thi công rùa". Điều này khiến nhiều tuyến phố bị ùn tắc nghiêm trọng ngay cả khi chưa phải là giờ cao điểm. 

Có thể khẳng định rằng, việc hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, trong khi số phương tiện tham gia giao thông quá lớn (hơn 4,8 triệu ô tô, mô tô), phương tiện công cộng mới đáp ứng được 9% nhu cầu đi lại, diện tích đất cho bãi đỗ xe mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu... cũng là một trong những nguyên nhân gây UTGT.

Cần giải pháp đồng bộ

Để bộ mặt giao thông tương xứng với tầm vóc của Thủ đô ngàn năm văn hiến và là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước, TP Hà Nội cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp ngắn, trung và dài hạn. Do ảnh hưởng từ công tác quy hoạch thời gian trước và điều kiện nền kinh tế nên dù muốn hay không vẫn cần phải áp dụng những biện pháp có tính ngắn hạn nhằm tạm thời giảm thiểu UTGT tại một số địa điểm. Đầu tiên là việc phân làn đường, quy định giờ làm, tăng cường đội ngũ dân phòng và sinh viên tình nguyện phân làn và hướng dẫn phương tiện trong giờ cao điểm... là hiện thực hóa của những giải pháp ngắn hạn. Trên thực tế, những giải pháp ni Còn nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khách quan từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng hữu hiệu hơn những giải pháp ngắn hạn. 

Song song với đó phải kể đến những giải pháp có tính trung hạn mà các cơ quan chức năng đã và đang đẩy mạnh áp dụng như xây cầu vượt cho phương tiện và người đi bộ, mở rộng những tuyến đường trọng điểm, làm đường trên cao, các đường nhánh xương cá tại các trục, đường ngầm, quy hoạch loại hình xe cơ giới, tăng cường xử lý các vi phạm luật giao thông... Những biện pháp này đang phát huy hiệu quả trong việc giải quyết ách tắc giao thông cục bộ tại các địa điểm triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả của các công tác này có kéo dài được hay không thì vẫn phải chờ câu trả lời. Nhằm tránh sự chồng chéo và lãng phí, việc triển khai các biện pháp mang tính trung hạn luôn phải căn cứ vào các biện pháp dài hạn. Theo đó, cần phải có sự liên kết rõ ràng để các biện pháp trung hạn khi triển khai sẽ không "xung khắc" với các biện pháp dài hạn. Đồng thời, các biện pháp trung hạn cũng phải được triển khai một cách đồng bộ, rộng khắp nếu như nó đã được kiểm nghiệm và phát huy tác dụng... 

Với những giải pháp về dài hạn, công tác quy hoạch cần được đặt ra trên cơ sở thống nhất ý chí và nguyện vọng của Nhân dân Thủ đô cũng như Nhân dân cả nước. Nếu khi quy hoạch không đồng bộ và không có tầm nhìn thì chắc hẳn hiện tượng vá víu, manh mún, luẩn quẩn sẽ lại tái diễn trong tương lai. Để giải quyết "bài toán" thiếu vốn và nguồn lực triển khai các biện pháp dài hạn trong công tác quy hoạch giao thông Thủ đô, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Việc xã hội hóa hay quốc tế hóa công tác đầu tư quy hoạch các vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông Thủ đô cần được tăng cường. 

Về cơ bản, các giải pháp ngắn, trung và dài hạn đang được tích cực nghiên cứu, triển khai đã phần nào phát huy tác dụng. Tuy nhiên, do lộ trình triển khai vẫn chưa rõ ràng nên hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Vì cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc giải quyết "vấn đề" giao thông Thủ đô đang rất cần sự chỉ đạo khoa học, sự phối hợp đồng bộ hơn cũng như sự chủ động chung tay góp sức, chia sẻ trách nhiệm của toàn dân.