Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Áp thấp nhiệt đới ra khỏi đất liền, Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Kinhtedothi - Sáng 4/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp tiếp tục triển khai ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ.
Thông tin tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đất liền các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
 Đường đi của áp thấp nhiệt đới 
Do ảnh hưởng của áp thấp, từ ngày 4 - 5/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (tổng lượng mưa phổ biến 70 - 150mm, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 100 - 200mm); khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (50 - 100mm).
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Sóng biển cao 2,5 - 3,5m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Trên cơ sở nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, phát biểu tại cuộc họp sáng 4/9, ông Vũ Xuân Thành – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 14/CĐ-TWPCTT ngày 1/9; Công điện 15/CĐ-TWPCTT ngày 2/9 của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai. Trong đó, tập trung vào việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ. Thông báo, kiểm đếm, neo đậu tàu thuyền vào vị trí an toàn.
 Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Vũ Xuân Thành phát biểu tại cuộc họp 
Chủ động sơ tán dân cư vùng trũng thấp, có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt. Bố trí lực lượng canh gác tại các khu vực ngầm tràn, đường giao thông bị ngập sâu nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện. Tổ chức lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven sông suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy lũ quét, sạt lở đất; khơi thông ngay các điểm bị tắc nghẽn dòng chảy. Huy động lực lượng giúp người dân thu hoạch diện tích lúa đã chín.
Bên cạnh đó, cần triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và các hồ nhỏ. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục sự cố.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ