Song giá trị lại không tăng. Thực trạng này cho thấy đã và đang diễn ra tình trạng nhiều nước xuất khẩu thép vào Việt Nam ngấm ngầm bán phá giá mặt hàng này. Và từ đầu năm đến nay, biện pháp áp thuế chống bán phá giá được Bộ Công Thương liên tục áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước.
Gia tăng các vụ chống bán phá giá
Ngày 5/10, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hongkong) nhập khẩu vào Việt Nam. Giai đoạn điều tra hành vi này từ ngày 1/4/2015 - 31/3/2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước từ ngày 1/4/2013 - 31/3/2016. Đại diện Bộ Công Thương cho biết: Quyết định này được đưa ra sau khi Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nhận được hồ sơ của Công ty TNHH Posco SS Vina cáo buộc sản phẩm sắt thép nhập khẩu cản trở đáng kể sự hình thành của ngành thép sản xuất trong nước.
Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á, Bắc Á. Vào tháng 12/2015, DN sản xuất thép mạ của Việt Nam và DN sản xuất phôi thép và thép dài gồm Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý… đã gửi đơn yêu cầu Cục Quản lý Cạnh tranh xem xét việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá những sản phẩm này. Giai đoạn điều tra được xác định từ 1/10/2014 - 30/9/2015.
Sau quá trình điều tra, ngày 7/3/2016, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc thông qua tăng mức thuế nhập khẩu đối với phôi thép từ 10% lên 23,3%, thép cuộn và thép thanh 0 - 5% tăng lên 14,2%. Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày.
Ngày 1/9, Bộ Công Thương cũng đã có quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hongkong) và Hàn Quốc. Trong đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ được áp với mức cao nhất lên tới 38,34% đối với BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd. và các nhà sản xuất Trung Quốc. Đối với các DN Hàn Quốc, chỉ riêng Công ty Posci được áp mức thuế chống bán phá giá 12,4%, còn những công ty khác đều được áp dụng chung mức 19%. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực từ ngày 16/9/2016 đến hết ngày 13/1/2017.
Chỉ trong vòng một năm Bộ Công Thương đã 3 lần liên tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá mặt hàng thép, cho thấy, không còn là những cảnh báo, DN trong nước đang phải chịu những áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ phía DN nước ngoài trên chính sân nhà.
DN nội ngừng sản xuất vì thép ngoại
Số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt, thép của cả nước đạt 11,8 triệu tấn tăng 2,63 triệu tấn so với cùng kỳ 2015. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 4,84 tỷ USD. Thị trường cung cấp sắt, thép chính cho các DN vẫn là Trung Quốc với kim ngạch 7,29 triệu tấn chiếm 59% về lượng thép nhập khẩu. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ đầu năm đến nay tăng mạnh so với cùng kỳ 2015, song tổng giá trị gần như giữ nguyên. Cụ thể cùng kỳ năm 2015 sản lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước đạt 9,17 triệu tấn nhưng tổng giá trị kim ngạch đạt gần 4,83 tỷ USD. Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam: Nếu như năm 2015 mức giá thép nhập khẩu bình quân là 527 USD/tấn thì năm 2016, mức giá này chỉ còn khoảng 410/tấn. Như vậy, trong vòng một năm qua giá nhập khẩu bình quân mặt hàng sắt thép đã sụt giảm tới 117 USD/tấn, tương đương mức giảm 28,5%.
Thép ngoại ồ ạt tràn vào thị trường nội địa, thị phần của DN Việt Nam bị thu hẹp đang khiến nhiều DN phải tạm thời ngưng sản xuất. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: Hiện, các DN sản xuất thép lá mạ Việt Nam có thể cung ứng ra thị trường khoảng 4 triệu tấn/năm. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 900.000 tấn, dự báo năm 2016 sẽ nhập khẩu 1,82 triệu tấn thép lá mạ. Bên cạnh đó, ngành thép trong nước còn đối mặt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như thép giả danh hợp kim nhằm lách thuế.
Trao đổi với Kinh tế&Đô thị về vấn đề Bộ Công Thương liên tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép, ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch VSA cho rằng: Việc áp dụng phương án tự vệ tạm thời đối với mặt hàng sắt, thép của Bộ Công Thương là biện pháp thực hiện theo thông lệ quốc tế qua đó ngăn chặn việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm thép vào Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp căn cơ. Về lâu dài ngành thép muốn phát triển bền vững, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính phủ, DN phải đẩy mạnh qua đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại trên thị trường trong nước trước khi có nghĩ tới việc xuất khẩu và vươn tới thị trường quốc tế.
Ngành thép Trung Quốc đang dư thừa một lượng lớn sản phẩm, tới cả trăm triệu tấn. Thậm chí một vài nhà máy càng sản xuất càng lỗ nên phải tìm cách xuất khẩu. Điều này cộng với việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã khiến thép Trung Quốc giá rẻ tràn sang Việt Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát |