Ngày 31/5, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1931/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam.
Quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký. Theo đó, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bằng hạn ngạch thuế quan đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam trong vòng 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.Trong năm đầu tiên (từ 15/6/2017 đến 14/6/2018), tổng hạn ngạch tôn màu không chịu thuế tự vệ là 380,68 nghìn tấn. Sang năm thứ 2, lượng tôn màu không chịu thuế tự vệ sẽ là 418,75 nghìn tấn và tăng lên 460,62 nghìn tấn trong năm thứ 3. Mức thuế tự vệ ngoài hạn ngạch được áp dụng là 19%.Đây là mức thuế áp dụng cho số lượng hàng nhập khẩu ngoài hạn ngạch (Bộ Công Thương có số liệu cụ thể về lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ phân bổ theo các quốc gia/vùng lãnh thổ).Trung Quốc là quốc gia có lượng hạn ngạch được cấp nhiều nhất (từ 323.000 - 390.000 tấn), tiếp theo là Hàn Quốc (34.451 - 41.686 tấn), Đài Loan (14.428 - 17.458 tấn)...Tháng 7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam theo yêu cầu của Công ty luật hợp danh Nghiêm và Chính - đại diện cho nhóm các công ty: Công ty CP Đại Thiên Lộc, Công ty CP thép Nam Kim và Công ty CP tôn Đông Á.Hàng hóa bị điều tra là sản phẩm tôn màu (còn gọi là tôn mạ màu) nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra được phân loại vào các mã HS: 7210.7010, 7210.7090, 7212.4010, 7212.4020, 7212.4090, 7225.9990, 7226.9919, 7226.9999.Đến tháng 2/2017, cơ quan điều tra đã tổ chức phiên tham vấn công khai với tất cả các bên liên quan trong vụ việc này.Chỉ tính riêng năm 2016, tổng lượng tôn mạ màu các loại nhập khẩu xấp xỉ 1,85 triệu tấn, trong đó hơn 60% lượng nhập là từ Trung Quốc.