Tháng 9/2020, Nvidia và SoftBank đã có thỏa thuận lên đến 40 tỷ USD để sở hữu ARM Holdings, thương vụ này đã đặt câu hỏi tại sao Nvidia lại chi ra con số khổng lồ đó và nó mang lại giá trị như thế nào cho Nvidia.
ARMv9 bao gồm chức năng Kiến trúc tính toán bí mật (CCA) của ARM. Ảnh: ARM |
Thỏa thuận này có thể thấy được tầm nhìn của Nvidia về thị trường chip dành cho các thiết bị IoT, khi mà cấu trúc chip ARM đang được sử dụng hầu hết trên tất cả các thiết bị từ điện thoại, máy tính xay tay, máy tính để bàn hay các máy chủ Cloud. Cấu trúc mới của ARM sẽ xác định các bộ xử lý khác nhau, từ các bộ điều khiển nhỏ cho đến các CPU lớn trong trung tâm dữ liệu.
Cấu trúc này cũng được nhiều gã khổng lồ công nghệ sử dụng như Apple hay Qualcomm, trong đó Apple đã thực hiện bước chuyển đổi khi loại bỏ chip Intel sang sử dụng chịp dựa trên ARM trong các dòng thiết bị mới của riêng mình.
ARMv9 bao gồm kiến trúc tính toán bí mật mới của ARM được gọi là CCA, nó sẽ đưa ra một khái niệm mới là "Realms". Realms được sử dụng trong các ứng dụng để bảo vệ mã và mọi dữ liệu riêng tư mà chúng đang xử lý, bằng cách thực thi trong một môi trường khác với phần mềm khác.
ARMv9 được giới thiệu là sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính là bảo mật, xử lý liên quan đến AI và sức mạnh tính toán tổng thể. Chúng sẽ cho phép tăng hiệu suất lên đến 30% so với các thế hệ CPU di động . Ngoài ra, ARMv9 cũng sẽ có công nghệ mở rộng vector với nền tảng SVE, điều này sẽ mang lại lợi thế cho chip Armv9 khi xử lý 5G và AI.
Hiện tại chưa rõ bao giờ ARM sẽ tung chip ARMv9 ra thị trường, nhưng chắc chắn rằng kiến trúc v9 sẽ được cung cấp năng lượng cho 300 tỷ chip dựa trên ARM mới và 100% dữ liệu được chia sẻ trên thế giới sẽ sớm được xử lý bởi chip ARM.