Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

ASEAN chuyển đổi số: Cú huých từ đại dịch và những tiềm năng còn bỏ ngỏ

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các quốc gia thành viên ASEAN ngày càng thể hiện cam kết về một nền kinh tế kỹ thuật số hội nhập.

Năm 2022, Singapore đã ký kết quan hệ đối tác kỹ thuật số toàn diện, đặc biệt là với Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Philippines đã tuyên bố ủng hộ việc thành lập một diễn đàn về quy tắc cải thiện các luồng dữ liệu xuyên biên giới.

Cột mốc lịch sử

Điểm nhấn trong Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN 2023 là Điều 60, trong đó nêu rõ mục tiêu khu vực này "...đạt được chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện hướng tới Cộng đồng Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN vào năm 2045”.

Trong một diễn biến mang tính lịch sử khác, khối đã nhất trí về một hiệp ước kinh tế kỹ thuật số toàn khu vực trong Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi tháng 2/2023 tại Jakarta.

ASEAN chính thức khởi động khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN vào tháng 9/2023. Ảnh: KOMPAS
ASEAN chính thức khởi động khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN vào tháng 9/2023. Ảnh: KOMPAS

Hiệp định khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA) dự kiến sẽ trở thành khuôn khổ tổng thể của ASEAN cho một hệ sinh thái thương mại kỹ thuật số liền mạch trên khắp Đông Nam Á.

Chuỗi đàm phán DEFA đã chính thức khởi động tại cuộc họp Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 23 và được các nhà lãnh đạo ASEAN thừa nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta vào tháng 9 vừa qua.  Tập đoàn tư vấn Boston đã dự đoán rằng nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN sẽ tăng gấp ba vào cuối thập kỷ này thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, tăng lên gần 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 từ mức 300 tỷ USD hiện nay. 

Cú huých từ đại dịch

Đại dịch Covid-19 được cho là giúp tăng tốc đáng kể tiến trình chuyển đổi số kinh tế khu vực Đông Nam Á. Sự tương tác giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe và nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực đã làm tăng sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào các dịch vụ kỹ thuật số như y tế từ xa, nền tảng hội nghị truyền hình, dịch vụ tài chính và thương mại điện tử.

Theo Báo cáo thường niên về Kinh tế số SEA 2022 của Google, Temasek và Bain, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đang trên đà đạt 600 tỷ USD - 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, với những dự báo dài hạn được duy trì.

Mặt khác, tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực sẽ giúp ASEAN đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực. Một ví dụ điển hình là sự tích hợp trong lĩnh vực tài chính thông qua hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Hiện tại, ngân hàng trung ương của 5 quốc gia Đông Nam Á – Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore – đã liên kết các hệ thống thanh toán kỹ thuật số của họ, cải thiện tính toàn diện, hoạt động kinh tế xuyên biên giới và hiệu quả.

Theo Lili Yan Ing - Tổng thư ký Hiệp hội Kinh tế Quốc tế (IEA) và Cố vấn trưởng khu vực Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA): bằng cách tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN và thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện và Cộng đồng kinh tế kỹ thuật số ASEAN 2045, ASEAN có thể hướng tới một tương lai thịnh vượng và kiên cường hơn.

Công nghệ kỹ thuật số và đổi mới kỹ thuật số không chỉ là một xu hướng mà còn là sự thay đổi cơ bản sẽ tiếp tục định hình cuộc sống của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.
Công nghệ kỹ thuật số và đổi mới kỹ thuật số không chỉ là một xu hướng mà còn là sự thay đổi cơ bản sẽ tiếp tục định hình cuộc sống của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

Sự thay đổi này đã dẫn đến sự tập trung vào thương mại hàng hóa và dịch vụ từ mặt hàng được giao dịch sang các phương thức giao dịch. Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng và đại dịch đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. 

Sự trỗi dậy của quá trình đổi mới kỹ thuật số có thể được nhìn thấy qua sự tăng tốc của thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới đang làm thay đổi toàn bộ hệ thống kinh tế.

Công nghệ kỹ thuật số và đổi mới kỹ thuật số không chỉ là một xu hướng mà còn là sự thay đổi cơ bản sẽ tiếp tục định hình cuộc sống của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới. Thông qua những nỗ lực này, ASEAN hoàn toàn có thể phát huy hết tiềm năng của nền kinh tế số, tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển trong khu vực,  Lili Yan Ing lưu ý. 

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đã truyền động lực để ASEAN tăng gấp đôi chương trình nghị sự để tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số. Lộ trình Bandar Seri Bagawan: Chương trình nghị sự về chuyển đổi kỹ thuật số của ASEAN nhằm tăng tốc quá trình phục hồi kinh tế và hội nhập kinh tế kỹ thuật số của ASEAN vạch ra lộ trình nhiều năm nhằm tăng cường hội nhập và kết nối kỹ thuật số của ASEAN trong bối cảnh Covid-19.

Nhân lực – kĩ năng là sức mạnh ASEAN cần khai mở

Nền kinh tế kỹ thuật số chắc chắn sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy hành trình tăng trưởng của ASEAN. Tuy nhiên cũng tạo ra nhu cầu chưa từng có về nhân công kỹ thuật số được trang bị các kỹ năng kỹ thuật theo yêu cầu. Ước tính Singapore cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 – tăng 55% so với mức hiện nay – để duy trì tính cạnh tranh. Đối với Indonesia, cần thêm 600.000 nhân tài kỹ thuật số hàng năm để phục vụ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho đến năm 2030.

Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới năm 2022 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) - so sánh các nước ASEAN với các nền kinh tế lớn khác ở Châu Á và Thái Bình Dương. 
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới năm 2022 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) - so sánh các nước ASEAN với các nền kinh tế lớn khác ở Châu Á và Thái Bình Dương. 

Một cuộc khảo sát về nhân tài kỹ thuật số do Sáng kiến Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (SERI) của Malaysia thực hiện cho thấy chỉ có 4,8% người được hỏi cảm thấy rằng thị trường lao động hiện tại có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân tài kỹ thuật số.

ASEAN đã nỗ lực giám sát các sáng kiến hội nhập trong khu vực thông qua Chỉ số hội nhập kỹ thuật số ASEAN (ADII), cung cấp phân tích dựa trên bằng chứng về tình trạng thực hiện trong các lĩnh vực ưu tiên của Khung hội nhập kỹ thuật số ASEAN (DIF) cho các nước thành viên.

 

Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN được dự đoán sẽ lọt vào top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2025 và được dự báo sẽ tăng trưởng 6% mỗi năm, đạt mức cao tới 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. ASEAN có hơn 400 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, dân số am hiểu công nghệ đang phát triển và lĩnh vực thương mại điện tử tạo ra hơn 130 USD tỷ USD vào năm 2022. ASEAN hiện cũng là “ngôi nhà” của hơn 30 'kỳ lân' — các công ty khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD trở lên — và con số này đang tăng lên. Khu vực này mục tiêu trở thành một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực.

Theo Báo cáo phân loại các sáng kiến tích hợp kỹ thuật số theo sáu trụ cột, bao gồm (1) Thương mại kỹ thuật số và Logistics; (2) Bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng; (3) Thanh toán kỹ thuật số và danh tính; (4) Kỹ năng và tài năng số; (5) Đổi mới và khởi nghiệp; và (6) Sự sẵn sàng về thể chế và cơ sở hạ tầng.

Mặc dù tất cả các yếu tố của tích hợp kỹ thuật số đều quan trọng đối với các nỗ lực hội nhập khu vực, báo cáo ADII nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực liên quan đến các kỹ năng kỹ thuật số (và đổi mới), vì lực lượng lao động được đào tạo kỹ thuật số sẽ tạo thành xương sống cho quá trình số hóa khu vực. Hơn nữa, các lĩnh vực thâm dụng tri thức trong ngành công nghiệp định hướng kỹ thuật số đang phát triển - như CNTT và thương mại điện tử - không chỉ yêu cầu lao động lành nghề để quản lý và liên tục đổi mới các công cụ kỹ thuật số ngày càng phức tạp mà còn đòi hỏi người tiêu dùng bình thường phải có kỹ năng kỹ thuật số cần thiết để sử dụng thành thạo và khai thác các nền tảng, công nghệ kỹ thuật số cho nhu cầu kinh doanh cũng như hoạt động hàng ngày của họ.

Báo cáo này lưu ý chỉ số sinh viên tốt nghiệp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) còn thấp; số điểm 5,82 thấp hơn một nửa so với điểm của sinh viên tốt nghiệp đại học có kỹ năng liên quan đến kinh doanh.Tuy nhiên, chỉ số về dân số nhìn chung có kỹ năng kỹ thuật số đạt kết quả tốt (13,11), với báo cáo lưu ý rằng dân số nói chung đã thể hiện đầy đủ các kỹ năng kỹ thuật số (ví dụ: kỹ năng máy tính cơ bản và đọc kỹ thuật số), có thể là tự học hàng ngày hoạt động và yêu cầu công việc. Trong khi đó, tỷ lệ việc làm trong các dịch vụ thâm dụng tri thức thấp nhất (4,48), mức độ hợp tác nhiều bên trong nghiên cứu và phát triển vẫn chưa đạt yêu cầu (12,13).

Dù vậy, chỉ số tài năng trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới năm 2022 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) có thể đóng vai trò là chuẩn mực để so sánh các nước ASEAN với các nền kinh tế lớn khác ở Châu Á và Thái Bình Dương.

Theo bảng xếp hạng, 4 quốc gia ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines nằm trong nhóm 50% cuối bảng (trong tổng số 63 quốc gia được đánh giá). Singapore là quốc gia khu vực duy nhất lọt vào top 20% của danh sách. Ngoài ra, Indonesia, Malaysia, Philippines cũng không kém hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay cả Nhật Bản cũng chỉ nhỉnh hơn Trung Quốc một chút. Điều này cho thấy các tài năng kỹ thuật số của ASEAN vẫn đủ sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Thách thức còn đó

Bất chấp những tiến bộ ấn tượng của ASEAN, những thách thức khó khăn vẫn còn đó. Khoảng cách kỹ thuật số của ASEAN vẫn tồn tại trong khi chế độ quản lý dữ liệu của các quốc gia thành viên ngày càng trở nên khác nhau. Những rào cản này có thể làm suy yếu sự năng động kinh tế của ASEAN.

ASEAN chuyển đổi số: Cú huých từ đại dịch và những tiềm năng còn bỏ ngỏ - Ảnh 1

Có sự phân chia kỹ thuật số rõ rệt trong ASEAN. Theo báo cáo Chỉ số hội nhập kỹ thuật số ASEAN, nền kinh tế kỹ thuật số của các nước thành viên rất khác nhau. Singapore và Malaysia có thành tích cao ở cả 6 chỉ số, trong khi Brunei, Indonesia, Philippines, Thái Lan thiếu một hoặc nhiều chỉ số. Campuchia, Lào và Myanmar đạt điểm dưới mức trung bình đáng kể ở tất cả các chỉ số và có nền kinh tế kỹ thuật số kém phát triển nhất. 

Đầu tư nội khối ASEAN có thể giảm hơn nữa nếu ASEAN không chuyển mình thành khu vực cạnh tranh kỹ thuật số. Các hiệp định thương mại siêu khu vực, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), giảm bớt các rào cản đầu tư nước ngoài giữa các bên. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của ASEAN có ít động lực hơn để đầu tư vào các thị trường ASEAN có nền kinh tế kỹ thuật số chưa trưởng thành khi họ có các lựa chọn thay thế tốt hơn ở một số quốc gia RCEP ngoài ASEAN.

Từ năm 2000, ASEAN đã hỗ trợ các quốc gia thành viên kém phát triển hơn trong việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số thông qua các khuôn khổ như Sáng kiến Hội nhập ASEAN. Mặc dù những sáng kiến này nhìn chung là hữu ích nhưng vẫn có thể cải thiện hơn nữa. Phạm vi của chúng có thể được mở rộng để tăng cường các lĩnh vực ít tập trung nhất liên quan đến số hóa hệ thống thanh toán và nâng cấp năng lực xử lý.

Nhận thấy tiềm năng cho cả tăng trưởng và hội nhập khu vực, ASEAN đã và đang đẩy mạnh các hoạt động hội nhập kỹ thuật số. Ví dụ, Khung hành động và Khung hội nhập kỹ thuật số ASEAN (DIFAP) đóng vai trò là kế hoạch chi tiết tổng thể cho các nỗ lực hội nhập kỹ thuật số của ASEAN.  Hiệp định ASEAN về Thương mại điện tử, có hiệu lực vào năm 2019, nỗ lực hài hòa các nguyên tắc và quy tắc nhằm thúc đẩy thương mại điện tử trong khu vực và tăng cường năng lực thực hiện. 

Phát huy tiềm năng từ các doanh nghiệp khu vực

Để xử lý các thách thức này, ASEAN có thể tận dụng sự tăng trưởng của các công ty công nghệ khu vực, theo một phân tích cửa Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS có trụ sở tại Singapore.

Theo đó, hai nhà phân tích Melinda Martinus và Farah Nadine Seth nhận định, các công ty này không chỉ có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng và nhà cung cấp dịch vụ truy cập kỹ thuật số mà còn có nguồn lực để cung cấp đào tạo kỹ năng, từ đó tạo điều kiện cho những người mới tham gia vào lực lượng lao động kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp kỹ thuật số lớn nhất khu vực như GoTo, Grab đã khởi xướng nhiều sáng kiến nâng cao kỹ năng số cho nhân lực và cộng đồng. 
Các doanh nghiệp kỹ thuật số lớn nhất khu vực như GoTo, Grab đã khởi xướng nhiều sáng kiến nâng cao kỹ năng số cho nhân lực và cộng đồng. 

Ba công ty kỹ thuật số lớn nhất trong khu vực – GoTo, Grab và SEA – trị giá hơn 10 tỷ USD, đã khởi xướng nhiều sáng kiến nâng cao kỹ năng kỹ thuật số cho cá mục đích cuối cùng là tăng số lượng công dân sẵn sàng cho kỹ thuật số và thúc đẩy nhiều người tham gia vào các nền tảng kỹ thuật số. Những kỹ năng này bao gồm tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế đồ họa kỹ thuật số và các kỹ năng quản lý dữ liệu và phân tích kinh doanh. 

Grab đang nỗ lực cải thiện các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản, trong đó “nâng cao khả năng hòa nhập kỹ thuật số và hiểu biết về kỹ thuật số ở Đông Nam Á” là một trong những mục tiêu chính cần đạt được vào năm 2025 trong chương trình tác động xã hội “GrabforGood”. Ngược lại, Microsoft đã bắt tay vào hợp tác đào tạo kỹ năng và kiến thức kỹ thuật số trong khu vực vào năm 2019, mang đến cho các tài xế Grab và đối tác thương mại cơ hội khai thác chương trình chứng nhận Kiến thức kỹ thuật số của Microsoft thông qua GrabAcademy, nền tảng đào tạo trực tuyến của Grab. Vào năm 2021, hơn 780.000 đối tác được hưởng lợi từ chương trình này.

Tương tự, GoTo tập trung đáng kể vào các chương trình phát triển tài năng như vườn ươm tài năng GO-Academy cũng như chương trình Generasi GIGIH thuộc tổ chức phi lợi nhuận Yayasan Anak Bangsa Bisa. Thông qua các chương trình đào tạo kỹ thuật, các cuộc thi công nghệ và cơ hội thực tập, GoTo tập trung vào việc khai thác các tài năng kỹ thuật số trẻ và tích hợp họ vào hệ sinh thái công nghệ lớn hơn của Indonesia. Không chịu thua kém, Grab và Microsoft hợp tác với một số trường đại học trong khu vực để đào tạo sinh viên có kỹ năng kỹ thuật theo yêu cầu.