Bạc Liêu đạt tăng trưởng đứng 15/63 cả nước

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Mặc dù còn nhiều khó khăn chung, nhưng năm 2022 Bạc Liêu vẫn đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 15/63 so cả nước, đứng 4/13 so với ĐBSCL. Đóng góp vào thành công chung của tỉnh, có sự nỗ lực rất lớn và tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp.

Góp chung vào thành công của tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng  để đến năm 2025 vẫn là tỉnh khá của cả nước, cần có sự đóng góp tích cực và tiên phong của Doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng  để đến năm 2025 vẫn là tỉnh khá của cả nước, cần có sự đóng góp tích cực và tiên phong của Doanh nghiệp.

Tại buổi họp mặt Doanh nghiệp mừng xuân Quý Mão năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã khẳng định: “ Năm 2022, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị tỉnh nhà, thì sự chung tay trách nhiệm, sự nỗ lực đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp cũng đã góp phần rất lớn vào sự thành công chung của tỉnh. Doanh nghiệp đã đầu tư góp phần tạo nguồn lực cho tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời cũng tham gia tích cực vào nhiều hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, nhất là những đóng góp rất quan trọng và hiệu quả cùng chung với tỉnh triển khai khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19, tái hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”

Doanh nghiệp điện gió đang đóng góp rât lớn vào mục tiêu đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước.
Doanh nghiệp điện gió đang đóng góp rât lớn vào mục tiêu đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Ông Phạm Văn Thiều thông tin, năm qua Bạc Liêu đã vượt 16/21 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, tăng trưởng kinh tế đạt 9,6%, đứng thứ 04/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL và thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách gần 4.180 tỷ đồng, vượt trên 28% dự toán. Hiện tỉnh có 8 dự án điện gió với tổng công suất gần 470 MW đang hoạt động ổn định, đứng thứ 3 cả nước. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ; diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, trong năm qua tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề: “Bạc Liêu - tiềm năng và khát vọng phát triển,” Hội nghị đã thu hút hơn 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước và đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 7 doanh nghiệp với tổng số vốn gần 17 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, với những định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, hiện tại đã có 09 Nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu, khảo sát để hoàn thiện thủ tục đề xuất 14 dự án đầu tư theo quy định của pháp luật với tổng vốn đăng ký trên 166 nghìn tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.212 tỷ đồng, vượt 29% dự toán, tăng 12,8% so cùng kỳ. Đây là kết quả rất ấn tượng, ngoài các nguồn thu truyền thống như nguồn thu Xổ số kiến thiết và nguồn thu từ Nhà máy bia thì trong đó có sự đóng góp rất quan trọng từ nguồn tăng thu từ hoạt động đầu tư xây dựng các dự án Điện gió và thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Về công tác giáo dục đào tạo, điểm nổi bật nhất trong năm qua là tỉnh ta có tỷ lệ thí sinh đậu tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 99,67%. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp, Bạc Liêu có mặt trong tốp 10 địa phương có điểm trung bình các môn thi cao nhất nước.

Khó khăn vẫn còn chồng chất

Ông Lê Chí Tôn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu cho rằng, năm qua, mặt bằng vật giá đều tăng dẫn đến chi phí sản xuát kinh doanh tăng cao. Đặc biệt cuộc chiến tranh Nga – Ucraina đã khiến nguồn cung nhiên liệu toàn cầu bị đứt gãy, dẫn đến là giá xăng dầu tăng đột biến. Gần đây nhất, cùng với tình hình chung, hàng trăm phương tiện cơ giói của các doanh nghiệp không thể đăng kiểm được. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp vận tải, kinh doanh dịp tết.

Ông Lê Chí Tôn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Bạc Liêu cho rằng khó khăn lớn nhất của Doanh nghiệp hiện nay đó là room tín dụng và giá nguyên liệu tăng cao.
Ông Lê Chí Tôn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Bạc Liêu cho rằng khó khăn lớn nhất của Doanh nghiệp hiện nay đó là room tín dụng và giá nguyên liệu tăng cao.

Chưa hết, vào cuối năm, nguồn vốn xoay vòng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đứt quãng, ảnh hưởng nghiêm trọng đên hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên do chính sách quản lý tiền tệ của nhà nước về siết chặt room tín dụng của ngân hàng. Các doanh nghiệp không thể vay thêm để mở rộng sản xuất, kinh doanh, hay tăng vốn… vì hầu hết nguồn vốn của doanh nghiệp đều phụ thuộc chính vào ngân hàng. “Ngoài room tín dụng bị siết chặt, doanh nghiệp còn phải đối diện với thực trạng ngân hàng giảm room tín dụng, giảm mức cho vay đối với các doanh nghiệp đang là khách hàng truyền thống. Điều này đã khiến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng cao nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tăng giá thành sản phẩm đối với khách hàng” – Tiến sỹ, Bác Sỹ Phạm Thanh Vũ, Giám đốc Bệnh viện Thanh Vũ chia sẻ. Ông Vũ còn cho biết thêm, sau đại dịch Covid -19, doanh nghiệp Y tế còn đối diện  với các khó khăn khác về cơ chế hoạt động, nguồn nhân lực chất lượng cao bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Đồng hành với những khó khăn của Cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều cho rằng tỉnh sẽ có những ý kiến trực tiếp với các Bộ ngành Trung ương để góp phần tháo gỡ các khó khăn của Doanh nghiệp đang vướng mắc. Nhất là về room tín dụng, cơ chế hoạt động đặc thù của ngành y tế… Đối với kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng thủ tục hành chính được rút ngắn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19, nhất là thủ tục về đất đai, đầu tư, thành lập Doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, PCCC,... ông Phạm Văn Thiều yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành khẩn trương có kế hoạch chi tiết, cụ thể để xử lý triệt để vấn đề này, đảm bảo mọi thủ tục được xử lý nhanh, dứt điểm, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân. Mặt khác, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu tổ chức Hội nghị họp mặt doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (định kỳ 02 lần/năm); đồng thời các Sở, Ngành, các huyện, thị xã, thành phố định kỳ hàng tháng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp thông qua việc phát huy hiệu quả của mô hình cà phê doanh nhân, để gặp gỡ lắng nghe và giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngành, các cấp cần phải quán triệt nghiêm túc phương châm của tỉnh đối với doanh nghiệp: “Việc gì khó dành cho chính quyền, việc gì dễ dành cho Doanh nghiệp” – ông Thiều nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Thiều kỳ vọng, đến năm 2025 Bạc Liệu tiếp tục là tỉnh khá của khu vực và phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030, có mức GRDP/người thuộc nhóm cao của vùng. Quy mô kinh tế đến năm 2025 tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2020,” tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021- 2025 từ 10-11 %. “Muốn đạt được thành công đó, rất cần sự đóng góp vượt bậc và tiên phong của cộng đồng Doanh nghiệp trong ngoài tỉnh Bạc Liêu” – ông Phạm Văn Thiều nói.