Ổn định sau đại dịch
Năm 2022, tình hình đại dịch Covid-19 đã được khống chế nhưng hậu quả vô cùng lớn, gây khó khăn không nhỏ đối với nền kinh tế. Đặc biệt, người lao động cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng là đối tượng chịu ảnh hưởng tác động tiêu cực nhất. Chính vì vậy, việc ổn định đời sống kinh tế người lao động nhất là lao động nghèo ngoài mang ý nghĩa nhân văn, mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động cho sản xuất, tạo thêm nhiều của cải vật chất nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bạc Liêu cho biết: Trong số hơn 17,5 tỷ đồng trợ vốn cho người lao động nghèo, chiếm tỷ trọng cao nhất là các địa phương tập trung đông các nhà máy, xí nghiệp như TP Bạc Liêu, Thị xã Giá Rai. Với nguồn vốn được hỗ trợ, các lao động nghèo đã kịp thời ổn định đời sống còn quá khó khăn khi vật giá leo thang, thu nhập không tăng sau đại dịch.
Trong năm 2022, đã có 8.963 suất quà đã đến tay người lao động nghèo, bị tai nạn lao động tương ứng số tiền 13,322 tỷ đồng. Chưa kể, 400 phần quà tết với số tiền 455 triệu cho các đối tượng lao động khác đã nghỉ hưu, mất sức. “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động” đã được cải thiện đáng kể với tỷ lệ 240%, khi có đến 12/5 doanh nghiệp tích cực hưởng ứng tham gia. Đã có 25 căn nhà “Mái ấm công đoàn” và sửa chữa 8 căn khác cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, bị thiên tai, hỏa hoạn với số tiền tương ứng 1,122 tỷ đồng.
Chât lượng lao động tăng
Chính sự quan tâm đối với người lao động đã tác động đến năng suất, chất lượng và sự sáng tạo trong lao động. Năm 2022, kinh tế Bạc Liêu đã có nhiều khởi sắc khi là địa phương có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đã có 13.124/2.905 sáng kiến của người lao động được đăng ký thực hiện, đạt 107% chỉ tiêu kế hoạch chung; hơn 3.000 đơn vị máu của người lao động Bạc Liêu đóng góp vào ngân hàng máu quốc gia.
Bên cạnh đó, các phong trào “Lao động giỏi”; “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”; “Đổi mới sáng tạo, hiệu quả”; “Phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước”; …. Đã mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, ý nghĩa về mặt xã hội phục vụ đời sống nhân dân.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Khanh: Chăm lo cho người lao động là một yêu cầu và trách nhiệm của tỉnh. Vì thế, năm 2023, Bạc Liêu sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên chức lao động.” Theo đó, trong dịp tế nguyên đán sẽ thăm hỏi 2.900 người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 500.000đồng mỗi người, tổng kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Mái ấm công đoàn ” và Trợ vốn công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn.” “Đặc biệt, công tác nữ công và liên quan đến lao động nữ, trẻ em sẽ được củng cố triển khai rộng khắp.