Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạc Liêu: Trao 95 căn nhà, nhiều xã đón nhận xã NTM nâng cao ở Vĩnh Lợi

Kinhtedothi - Ngày 24/8, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh bạc Liêu đón nhận NTM nâng cao cho hai xã Châu Thới và Vĩnh Hưng A; chuẩn Đô thị loại 5 cho xã Vĩnh Hưng. Dịp này, các doanh nghiệp đã trao tặng 95 căn nhà tình thương trị giá 3,8 tỷ đồng cho các hộ nghèo trong huyện.

Là huyện thuần nông của Bạc Liêu, Vĩnh Lợi có diện tích tự nhiên 24.942ha, 91.915 nhân khẩu. Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ lẻ.

Nhiều khó khăn, nhưng 7/7 xã của huyện Vĩnh Lợi đều đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Vĩnh Hưng A, Châu Hưng A và Châu Thới.

Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao chứng nhận NTM nâng cao cho xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi

Gần 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Là xã mới được công nhận NTM nâng cao, Châu Thới có 42 tuyến đường trục ấp, liên ấp, ngõ, xóm dài hơn 88km đều được cứng hóa. Xã có 64 tuyến kênh, 14 ô đê bao khép kín lớn, nhỏ đảm bảo cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất xuất nông nghiệp. Đến nay, xã có 3.318/3.321 hộ sử dụng điện an toàn, đạt tỷ lệ 99,91%; có 4/4 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia.

Toàn xã có 91,78% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; có 14/14 ấp đạt danh hiệu "Ấp Văn hóa”. Xã có 100% hộ dân có đăng ký cam kết thực hiện tốt các chỉ tiêu môi trường và tham gia thực hiện chỉnh trang hàng rào, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp...

Ngôi trường cấp I khang trang nằm  ngay trung tâm xã Vĩnh Hưng , địa phương vừa được công nhận đạt chuẩn Đô thị loại 5.

Cùng lúc với Châu Thới, Vĩnh Hưng A cũng đón nhận NTM nâng cao dịp này. Từ khi nhận NTM năm 2016, Vĩnh Hưng A đã tập trung xây dựng NTM nâng cao. Đến nay hệ thống giao thông từ trung tâm xã, liên xã và đường liên ấp được xây dựng hoàn chỉnh, với 9 tuyến đường liên ấp dài gần 33km, các tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng đúng theo quy định.

Trường học được đầu tư xây dựng bảo đảm cho công tác dạy và học; trạm y tế được sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân.

Môi trường nông thôn được cải thiện theo hướng sáng, xanh - sạch - đẹp. Đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ khá - giàu tăng, hộ nghèo giảm. Thu nhập bình quân đạt hơn 60,3 triệu đồng/người/năm. Toàn xã hiện chỉ còn 1 hộ nghèo, ( 0,04%).

Trường cấp III của Vĩnh Hưng, Vĩnh Lợi , Bạc Liêu 

Vĩnh Hưng, là một trong những đô thị trăm tuổi, được hình thành lâu đời nhất của tỉnh Bạc Liêu. Tuy là một đơn vị cấp xã của huyện Vĩnh Lợi, song xã lại có đủ các chức năng của một đô thị chuyên ngành thuộc huyện về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục. Với vị trí, vị thế hiện tại và những định hướng phát triển trong tương lai, tỉnh, huyện đã có nhiều chương trình ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nâng cao năng lực quản lý đô thị dành cho xã Vĩnh Hưng.

Về hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, xã Vĩnh Hưng có đường tỉnh 978 (cầu Sập - Ngan Dừa), đường huyện Vĩnh Hưng - Phong Thạnh A và đường huyện Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vĩnh Hưng đi qua, mạng lưới giao thông thủy liên hoàn, kết nối với các kênh rạch trong xã, huyện.

Hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn tương đối hoàn chỉnh, tất cả 8 ấp đã có lưới điện hạ thế kéo đến, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98%. Xã có 2 trạm nước sạch công suất thiết kế 1.300m3 tại ấp Tam Hưng và ấp Trần Nghĩa.

Ghe thu mua lúa ở trung tâm xã Châu Thới sáng 24/8

Phát biểu tại lễ công nhận, ông Phạm Văn Thiều -  Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Nói đến Châu Thới mỗi người Bạc Liêu luôn cảm thấy tự hào về tinh thần yêu quê hương, yêu Bác Hồ mãnh liệt. Lịch sử cách mạng hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Lợi anh dũng chiến đấu để bảo vệ Đền thờ Bác, bảo vệ quê hương trước những cuộc càn quét dữ dội của kẻ thù. Trong thời chiến, Châu Thới anh hùng, trong thời bình, Châu Thới phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao”.

Doanh nghiệp cùng đồng hành xây dựng NTM

Thực tế cho thấy, mối liên hệ chặt chẽ giữa nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp tại địa phương. Doanh nghiệp phát triển, đồng nghĩa nền kinh tế đi lên. Chính vì vậy, tạo điều kiện doanh nghiệp cùng tiến cùng đồng hành với địa phương trong xây dựng NTM là một quyết sách đúng. Ông Đặng Hoàng Khải - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng A cho biết: “Dù đạt xã NTM nâng cao, Vĩnh Hưng A sẽ tiếp tục phấn đấu củng cố, nâng chất các tiêu chí đạt mức độ cao hơn. Đặc biệt là thành lập các HTX liên kết sản xuất. Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, xây dựng các sản phẩm OCOP, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững…”

Mặt khác, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng trong nhiều năm nay, thành công của chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao của Vĩnh Lợi nói riêng, của Bạc Liêu nói chung đều có dấu ấn không nhỏ của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Truyền (bên phải) đại diện Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bạc Liêu tặng 38 căn nhà trị giá 1,52 tỉ đồng huyện Vĩnh Lợi

Ngay trong dịp đón nhận NTM nâng cao của các xã trong huyện Vĩnh Lợi lần này, các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh Bạc Liêu đã trao tặng 95 căn nhà tình thương trị giá 3,8 tỉ đồng cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Mỗi căn trị giá 40 triệu đồng, tổng trị giá 3,8 tỉ đồng. Trong đó, Câu lạc bộ Doanh nghiệp huyện Vĩnh Lợi tặng 50 căn trị giá 2 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bạc Liêu tặng 38 căn trị giá 1,52 tỉ đồng; Công ty CP Thương mại dịch vụ nông nghiệp Bạc Liêu tặng 7 căn trị giá 280 triệu đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ