Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bác sĩ, bệnh viện trên tay - Tại sao không?

Mỹ An
Chia sẻ Zalo

Sinh ra từ vùng quê thuần nông nghèo khó, mỗi lần chứng kiến cảnh người thân chật vật khi có người nhà phải đi khám bệnh trên thành phố, thấu hiểu nỗi thống khổ và sự vất vả của người thân và người dân trong làng, cậu bé người gầy gò đã lớn lên với ước mơ sẽ làm gì đó để người thân và người dân mỗi lần đi khám bệnh sẽ đỡ khổ. Đó là câu chuyện khởi nghiệp mà anh Đinh Văn Thuần – Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghệ số 1 Việt Nam chia sẻ. rn

 
Với cách kể chuyện dí dỏm, tôi đã bị lôi cuốn bởi tư duy mạch lạc đặc biệt với nhận định và phân tích của giám đốc một DN khởi nghiệp?

- Thế giới đang thay đổi theo di động hóa, xu hướng này đã làm thay đổi cách chúng ta sống trong nhiều năm qua. Cũng như điện thoại di động, ứng dụng trên điện thoại cũng giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, rất nhiều ngành công nghiệp như giao thông vận tải, phương tiện giao thông, giải trí và du lịch, đã bắt đầu sử dụng ứng dụng di động. Các ngành công nghiệp này đều thu được những thành công nhất định, về cả lượng khách hàng và lợi nhuận, sau khi áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh. Dịch vụ y tế hiện nay cũng đã chấp nhận việc sử dụng ứng dụng điện thoại vào khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, điều này sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ giao tiếp dễ dàng, nhanh chóng hơn.
 
Tính đến đầu năm 2017 với hơn 90 triệu dân hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số kéo theo nhiều hệ quả không hề nhỏ, điển hình là ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Theo thống kê với số lượng dân năm 2016, theo tính toán mỗi 10 nghìn người sẽ được 7,4 bác sỹ chăm sóc, có nghĩa là một bác sỹ sẽ phải chăm sóc khoảng 1.351 người. Với số lượng bệnh nhân mỗi bác sỹ phải chăm sóc nhiều như thế, chất lượng y tế sẽ không được đảm bảo trong tình trạng các dịch bệnh mới liên tục xuất hiện như SARS, H5N1, H1N1, vi rút Zika…, đặc biệt là người dân thiếu thông tin hoặc không tìm hiểu thông tin về bệnh, bác sỹ hoặc cơ sở y tế. Do đó họ đã tự phát và dồn lên tuyến trên hoặc tuyến T.Ư dẫn tới tình trạng quá tải của các tuyến trên nhưng tuyến cơ sở thì lại trống vắng. Người bệnh bỏ khám tuyến ban đầu, không nghe; không tin tưởng các bác sỹ; chuyên gia y tế tuyến ban đầu hoặc tự chữa cho mình bằng cách thường xuyên tự ý ra hiệu thuốc kê đơn cho chính mình.
 

Đó là lý do sau bao nhiêu năm ấp ủ đã cho ra đời phần mềm y tế thông minh EHRs mà anh Đinh Văn Thuần là người sáng lập ra phần mềm cũng là sáng lập ra Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ số 1 Việt Nam.

EHRS là một hệ sinh thái phần mềm thông minh dựa trên nền tảng công nghệ “Clound Computing” vào công tác quản lý và khai thác dữ liệu “BigData”. EHRs được cài đặt cho các thiết bị PC, Mobile/TV Smart/Tablet/Smart watch và các thiết bị thông minh khác. Với 17 module chính bao gồm: Bệnh án điện tử; Bệnh án giấy; Tủ thuốc cá nhân; Theo dõi sức khỏe cá nhân hàng ngày; Tra kết quả xét nghiệm trực tuyến; Hệ thống y tế thông minh; Hệ thống hỏi đáp miễn phí; Hệ thống tư vấn sức khỏe trực tuyến qua cuộc gọi Video; cuộc gọi thoại, Hệ thống quản lý thống kê báo cáo; Đặt lịch gọi và khám trực tiếp qua mobile; quản lý khám chữa bệnh ngoại trú; quản lý khám chữa bệnh nội trú; Thanh toán; Quản lý bảo hiểm y tế; quản lý dược; Tương tác cận lâm sàng; Hội chẩn video từ xa.
 
EHRs giúp rút ngắn khoảng cách giữa bác sỹ và bệnh nhân, cho phép bệnh nhân có thể xin tư vấn từ những nơi rất xa hoặc không có khả năng di chuyển. Với ứng dụng này, bệnh nhân không nhất thiết phải gặp bác sỹ khám bệnh trước mà có thể tìm hiểu thông tin về bệnh trên EHRs sau đó nếu cần thiết thì chọn tư vấn từ xa với bác sỹ phù hợp qua cuộc gọi video. Từ đó, bác sỹ có thể có lời khuyên nên hay không nên đi đến các cơ sở y tế. Nếu có đến thì đến đâu và người bệnh có thể đặt lịch khám trên EHRs. Bệnh nhân sẽ không phải mất thời gian chờ đợi kết quả cận lâm sàng mà sau khi thực hiện xong ở các phòng cận lâm sàng có thể về. Nếu có kết quả sẽ báo qua mobile khi bệnh nhân sử dụng EHRs. Việc ứng dụng tính năng đặt khám/lấy kêt quả xét nghiệm trực tuyến, bỏ bớt các thủ tục hành chính cho người bệnh và bác sỹ có thể giúp quy trình khám bệnh của bệnh viện và bác sỹ tăng 20% hiệu quả.

EHRs mang dịch vụ y tế tốt nhất tới người dân hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, đồng thời thay đổi thói quen theo dõi sức khỏe chủ động của người dân. Thúc đẩy sự hưởng thụ và phát triển đồng đều về y tế trong các khu vực không phân biệt địa lý vùng miền. Công nghệ BigData hỗ trợ các chuyên gia, bác sỹ trong công tác khám chữa bệnh. Đặc biệt giúp cho Chính phủ các nước đánh giá công tác đảm bảo sức khỏe cho người dân. Thúc đẩy các ngành công nghệ điện tử công nghệ về y tế, dược phẩm phát triển một cách mạnh mẽ. Tiến gần hơn với hệ thống y tế thông minh. Anh Đinh Văn Thuần cho biết, mục tiêu lớn nhất EHRs sẽ thành “Trung tâm điều phối thông tin dữ liệu sức khỏe” cho người dân; bác sĩ, bệnh viện, cơ sở y tế, bộ, ban ngành liên quan, từ đó hỗ trợ lưu trữ dữ liệu ra nơi lưu trữ khác nhau để phục vụ cho việc:

- Tư vấn, hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế quốc gia

- Tư vấn, hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Trung tâm dữ liệu bản đồ y tế quốc gia

- Xây dựng Trung tâm tư vấn sức khỏe quốc gia qua internet

- Xây dựng Mạng lưới tương tác giữa cơ quan quản lý với cơ sở y tế và bệnh nhân; giữa cơ sở y tế với nhau; giữa bệnh nhân với dịch vụ tư vấn, dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, trung tâm vật lý trị liệu, nhà thuốc

- Với mục đích và chức năng EHRs, chúng ta có quyền hy vong sẽ có được hình thức mới và tiên tiến nhất để mọi người có thể chăm sóc và hưởng dịch vụ y tế tốt nhất. Tiến gần hơn với hệ thống y tế thông minh.