Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 1

Trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận, đặc biệt đã triển khai sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Quá trình triển khai thực hiện, phong trào “Dân vận khéo” đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực của đời sống và mang lại hiệu quả thiết thực…

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 2

Quá trình triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo” trên địa bàn Thủ đô đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực tại cơ sở. Từ đây, những kinh nghiệm hay, cách làm tốt, có tính bền vững, sức lan tỏa đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận và tạo thêm những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đây đã trở thành một nét đặc sắc trong công tác dân vận của TP Hà Nội.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 3

Từ thực tế tại huyện Thường Tín, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Lý Văn Dũng cho biết, nhằm phát huy hiệu quả từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn. Huyện ủy đã triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào và đăng ký các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” năm 2024. Kết quả, có 242 mô hình, điển hình đăng ký cấp cơ sở 117 mô hình, điển hình đăng ký cấp huyện và 22 mô hình, điển hình đăng ký cấp TP được triển khai thực hiện.

Trong số các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện, nổi bật là mô hình thôn thông minh (tại thôn Vân La, xã Hồng Vân) và xã thông minh (tại xã Hồng Vân) với việc xây dựng các tiêu chí về ứng dụng công nghệ số trong giao tiếp, du lịch, y tế, nông nghiệp, sinh hoạt cộng đồng...

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 4

Chia sẻ về các mô hình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hồng Vân Nguyễn Hồng Luyện cho biết, trong quá trình xây dựng NTM, bám sát các tiêu chí, quy định và hướng dẫn của cấp trên, Đảng bộ, chính quyền xã Hồng Vân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên quan tâm đầu tư thực hiện chuyển đổi số. Xã hướng tới xây dựng NTM mang nét đặc trưng của địa phương và phấn đấu xây dựng xã NTM kiểu mẫu toàn diện, thông minh, trở thành “miền quê đáng sống”.

Đến nay, kết quả cơ bản bảo đảm theo lộ trình và đáp ứng các tiêu chí đề ra. Ở thôn Vân La (nơi được chọn làm mô hình điểm của xã về xây dựng thôn thông minh) đã hình thành “Tổ chuyển đổi số cộng đồng”. Các thành viên trong tổ có nhiệm vụ hướng dẫn, trợ giúp người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán điện tử; đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sổ sức khỏe điện tử, các ứng dụng VNeID, Zalo, Facebook, Tik Tok... để giao tiếp, quảng bá, bán sản phẩm, cập nhật thông tin kinh tế - xã hội.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 5

Sau khi được hướng dẫn, người dân đã biết sử dụng các ứng dụng để phản ảnh các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như quảng bá sản phẩm hàng hóa nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của thôn (đỗ gỗ gia dụng, hoa, cây cảnh...). Đồng thời, thông tin về sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn thôn được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Điểm đặc biệt là khi khách du lịch đến tham quan tại 100% các điểm dịch vụ du lịch của thôn đều có thể truy cập được mạng internet thông qua trạm phát wifi miễn phí.

Đối với mô hình chính quyền thông minh tại xã Hồng Vân, ông Nguyễn Hồng Luyện cho biết, sau một thời gian triển khai, đến nay UBND xã đã ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành đáp ứng tiêu chí “Chuyển đổi số” của mô hình xã NTM kiểu mẫu; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử và được ký số bởi chữ ký số. UBND xã triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử. Từ ngày 1/1 - 28/6/2024, tổng số văn bản đến được tiếp nhận và xử lý trên phần mềm quản lý văn bản 1.292 văn bản (đạt 100%).

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 6

Cùng với đó, UBND xã Hồng Vân cũng thiết lập, vận hành các trang, nhóm trên các ứng dụng khác nhau có chức năng nhắn tin trên điện thoại thông minh để tuyên truyền, trao đổi về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của xã, các thôn và tiếp nhận phản ánh của người dân, DN trên địa bàn; tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn thông qua sàn giao dịch điện tử và các nền tảng xã hội.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 7

Trước thực trạng gia tăng rác thải sinh hoạt khiến ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn trên địa bàn TP, giải pháp phân loại, xử lý rác thải tại nguồn được coi là tối ưu để giảm lượng rác thải ra môi trường, cũng như giảm áp lực lên các cơ quan thu gom, xử lý của TP.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 8

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức các cấp Hội LHPN trong việc chủ động tham gia giải quyết những vấn đề về môi trường của TP, bà Hoàng Thu Hồng - Trưởng Ban Tuyên giáo, Hội LHPN TP Hà Nội chia sẻ, tháng 10/2022, Hội LHPN TP Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN 18 huyện ngoại thành tiến hành chỉ đạo điểm mô hình “Phân loại, xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn”.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mô hình ban đầu gặp một số khó khăn do việc phân loại rác thải tại nguồn, việc thu gom và xử lý rác thải sau phân loại chưa đồng bộ; chuyển biến về nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng chưa rõ nét.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 9

Với quyết tâm vào cuộc để triển khai được mô hình, việc mà Hội LHPN TP phải làm là tập trung ưu tiên thời gian chính tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc phải phân loại, xử lý rác nhằm thay đổi nhận thức cũng như thói quen của người dân. Song song đó, Hội LHPN TP Hà Nội xây dựng các tài liệu hướng dẫn quy trình thành lập, triển khai, thực hiện mô hình bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, dễ tiếp cận, dễ hiểu như: infographic, tờ rơi, video... Chú trọng truyền thông sâu rộng thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 10

Kết quả, đến cuối năm 2023, mô hình trên đã được 18 huyện ngoại thành triển khai và nhân rộng thêm tại 125 xã với sự tham gia của 50.761 hộ dân. “Mô hình đã tác động tích cực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, xây dựng NTM của hội viên phụ nữ, người dân trong việc áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó đã giúp giảm gần 13 tấn rác thải (khoảng 40%) xả trực tiếp ra môi trường” - bà Hoàng Thu Hồng chia sẻ.

Là một hình điển hình trong thực hiện Mô hình “Phụ nữ ứng xử đẹp với môi trường”, Chi hội Phụ nữ xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) gây ấn tượng mạnh bởi triển khai có hiệu quả mô hình phân loại rác thải tại nguồn, góp phần vào xây dựng NTM nâng cao kiểu mẫu.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 11

Chia sẻ về quá trình “Dân vận khéo” làm chuyển biến nhận thức, thay đổi thói quen của hơn 2.200 hộ dân trên địa bàn, chị Nguyễn Thị Thắm - Chủ tịch Hội LHPN xã Phù Linh cho biết, ban đầu, khi Hội LHPN xã vận động mọi người tỏ thái độ không hợp tác. Tuy nhiên, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các hội viên Hội LHPN xã Phù Linh đã kiên trì tuyên truyền, phân tích cũng như chỉ dẫn cho người dân cách thức xử lý, phân loại rác. Cứ như vậy, người dân dần quan tâm, thực hiện, thay đổi nhận thức và hình thành thói quen mới, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 12

Tại phường Khương Thượng (quận Đống Đa), đã triển khai thành công mô hình “Dân vận khéo” trong tổ chức vận động Nhân dân lắp đặt camera an ninh trên địa bàn xuất phát từ mục đích bảo vệ cho an ninh trật tự và đem lại lợi ích cho chính người dân.

Theo Trung tá Nguyễn Quốc Dũng - Phó Trưởng Công an phường Khương Thượng, địa bàn phường có 3 tuyến phố phát triển kinh doanh thương mại. Do đó, lượng người, phương tiện giao thông qua lại rất đông và có những tuyến phố là điểm nóng về trật tự giao thông. Đồng thời, do đặc điểm dân cư trên địa bàn đông, tập trung sinh sống trên diện tích nhỏ hẹp, nhiều ngõ ngách, một bộ phận dân trí chưa cao nên tình hình tội phạm lợi dụng địa bàn phường để hoạt động có chiều hướng gia tăng.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 13

Trước thực tế đó, Công an phường đã tham mưu Đảng ủy phường Khương Thượng ra nghị quyết, công văn chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, họp hội nghị liên tịch triển khai mô hình “Vận động Nhân dân lắp đặt camera an ninh trên địa bàn phường” và xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

Triển khai kế hoạch, Ban Chỉ huy Công an phường giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cảnh sát khu vực phải cùng khu dân cư vận động, lắp đặt được tối thiểu từ 10 điểm camera an ninh công cộng (đầu các tuyến phố, ngõ, ngách) trên địa bàn phụ trách. Từ đây, lực lượng cảnh sát khu vực xây dựng phương án, sơ đồ vị trí lắp đặt tại từng khu dân cư.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 14

Qua hơn 8 năm triển khai mô hình đã mang lại những kết quả rõ nét. Toàn phường đã lắp đặt được 148 điểm mắt bao phủ toàn bộ 4 tuyến phố chính (Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Tam Khương, Khương Thượng) và 117 hộ dân lắp đặt đặt camera tại nhà; 9 khu dân cư trên địa bàn phường bao gồm các khu vực công cộng, các tuyến phố chính và các đầu ngõ, ngách. Kết nối đồng bộ về màn hình tổng đặt tại Công an phường và các đồng chí cán bộ cơ sở các khu dân cư để cùng phối hợp quản lý, giám sát.

Kết quả, hệ thống camera an ninh đã giúp cho lực lượng Công an phường điều tra khám phá nhiều vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, trật tự giao thông đô thị. Từ ngày 1/1/2016 - 15/9/2023, Công an phường đã khám phá 15 vụ trộm cắp tài sản, 16 vụ cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, 7 vụ tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy và 56 vụ vi phạm trật tự giao thông đô thị...

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 15

Chia sẻ kinh nghiệm để có được sự thành công đó, Trung tá Nguyễn Quốc Dũng cho biết, để đạt được kết quả tốt, quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể phải kể đến sự đồng thuận của toàn thể Nhân dân. Đến nay, phong trào này đã thực sự đã đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả, hạn chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn phường.

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 16

Có thể thấy, công tác “Dân vận khéo” có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Trong mọi thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công tác “Dân vận khéo góp phần củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(Còn nữa…)

Bài 2: Lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống - Ảnh 17

10:03 23/11/2024