Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bài học gì từ việc 61 thí sinh từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học?

Kinhtedothi – 29,5 điểm trở lên trượt “tất cả các nguyện vọng” đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm trong mùa tuyển sinh đại học năm nay. Bộ GD&ĐT đã phân tích dữ liệu điểm thi của thí sinh để tìm ra câu trả lời.
Theo Bộ GD&ĐT, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, số thí sinh có tổng điểm thi 3 môn ở mọi tổ hợp từ 27 điểm trở lên chiếm 4,7%/tổng số hơn 1 triệu thí sinh dự thi; trong đó có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào.
 Phân tích dữ liệu thí sinh từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào của Bộ GD&ĐT
Bộ GD&ĐT thống kê một số trường có điểm chuẩn cao mà những thí sinh này đã trượt nguyện vọng; đồng thời phân tích: Các trường công an, quân đội có cách tính điểm xét khá phức tạp (kết hợp cả điểm học bạ), cùng với nhiều tiêu chí, điều kiện khác nên việc phân tích dữ liệu và việc đỗ hay trượt ở đây không có nhiều ý nghĩa. 
Trong 61 em không trúng tuyển nguyện vọng nào: Có 60 em chỉ đặt duy nhất 1 nguyện vọng, chỉ có 1 em đặt 2 nguyện vọng; 59 em có nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội và đều chỉ có 1 nguyện vọng, trong đó 57 em tốt nghiệp từ năm 2019 trở về trước (có lẽ thuộc đối tượng đã đi nghĩa vụ nay được cử đi thi).
Chi tiết hơn, Bộ GD&ĐT nêu: Học viện chính trị công an nhân dân (30,34 điểm) có 800 thí sinh đăng ký, trong khi chỉ tiêu chỉ có 50.
Trường đại học Hồng Đức có 2 ngành điểm chuẩn ≥ 29,5 đều là Sư phạm chất lượng cao (Ngữ văn: 30,5 và Lịch sử: 29,75), tỉnh Thanh Hóa có chế độ ưu đãi đặc biệt, chỉ tiêu mỗi ngành chỉ 15 em.
 Cả nước có hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 
Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn có 2 ngành điểm chuẩn ≥ 29,5 là Hàn Quốc học (30,0 khối C00 với 10/40 chỉ tiêu các khối thi tốt nghiệp THPT) và Đông Phương học (29,8 khối C00 với 15/40 chỉ tiêu các khối thi tốt nghiệp THPT); 2 ngành này cũng tuyển các khối khác nhưng điểm chuẩn không quá cao (25,6 đến 27,9 điểm).
Trường đại học Ngoại thương có ngành Ngôn ngữ Trung Quốc điểm chuẩn 39,35/40 (môn tiếng Trung nhân hệ số 2), chỉ tiêu còn 30 cho điểm thi tốt nghiệp THPT trên tổng số 90 chỉ tiêu (60 chỉ tiêu xét theo phương thức khác).
Qua phân tích trên có thể thấy: 61 thí sinh từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học do hầu hết các em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng xét tuyển (lại đăng ký trường khối Công an có đặc thù); số chỉ tiêu xét tuyển căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT của các trường  trên rất ít trong khi số thí sinh đăng ký quá đông. “Hiện tượng” này đã đặt ra rất nhiều trăn trở cho những người làm công tác quản lý giáo dục, cho phụ huynh, thí sinh và toàn xã hội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ