Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắcca ở Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cây mắcca được trồng tại Lai Châu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca.”

Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắcca tại Việt Nam.
Cây mắcca được trồng tại Lai Châu.
Kinhtedothi - Cây mắcca được trồng tại Lai Châu.
Cụ thể, mắcca phải được trồng ở những nơi có nhiệt độ trung bình 15-35 độ C, thích hợp nhất vào khoảng 20-25 độ C, với lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.600-2.500mm, nơi trồng cần cao hơn 10-20m so với mặt nước biển và ít có gió phơn, sương muối và mưa phùn.

Cây mắcca trồng thích hợp nhất với những nơi có độ dày tầng đất trên 50cm, thoát nước tốt và giàu hữu cơ. Không được trồng mắcca ở những nơi đất cát, ngập úng hoặc chua phèn. Địa hình thích hợp nhất là bằng phẳng (độ dốc dưới 20 độ).

Hướng dẫn cũng đưa ra cách thức cụ thể về kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép, kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Đặc biệt, trong kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản hạt, yêu cầu khi quả chín rụng xuống đất phải thu hoạch ngay. Sau đó, phải bóc vỏ trong vòng 24 giờ và đưa vào làm khô, không làm hạt xây xát ảnh hưởng đến chất lượng nhân, không được phơi quả dưới ánh nắng.

Hạt cần chế biến ngay sau khi đã làm khô, nếu chưa thể làm ngay cần được bảo quản bằng cách cho vào thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc cho vào túi hút chân không, bảo quản nơi thoáng mát.

Hạt được làm khô tự nhiên có thời gian bảo quản và cất trữ không quá 6 tháng, hạt làm khô nhân tạo ​sẽ có thời gian cất trữ lâu hơn.