Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Băn khoăn cách tính lương hưu mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Tài nguyên, m...

Kinhtedothi - Chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, dự kiến sẽ được trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu trong kỳ họp thứ 8 tới.

Nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết phải có Luật để bảo vệ môi trường và tránh thất thoát trong khai thác tài nguyên ở biển, hải đảo. Tuy nhiên, các đại biểu (ĐB) cho rằng, Dự Luật phải tạo ra bước đột phá về cơ chế quản lý, điều phối các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển, khắc phục triệt để những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước, nhất là sự chồng chéo hoặc thiếu sự điều phối, phối hợp các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và điều tra cơ bản tài nguyên hiện nay. 
Ảnh mang tính chất minh họa.Nguồn: Internet
Ảnh mang tính chất minh họa.Nguồn: Internet
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý ban soạn thảo cần rà soát mối quan hệ của Dự Luật với các luật liên quan đến tài nguyên, môi trường biển, hải đảo như Luật Biển Việt Nam (phát triển kinh tế biển, quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển), Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai (đất ven biển, rừng phòng hộ...), Luật Tài nguyên nước... để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.  

Cùng ngày, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã họp phiên toàn thể, cho ý kiến về những nội dung còn chưa thống nhất trong Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó, 2 phương án tính lương hưu hàng tháng trong Dự Luật vẫn chưa nhận được sự đồng tình của các ĐB. Phương án 1, từ năm 2018, mức lương hưu tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tương ứng với 15 năm đóng của lao động nữ và 20 năm của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Phương án 2 là số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; mỗi năm sau tăng thêm một năm và từ năm 2022 là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% với nam và 3% với nữ, mức tối đa bằng 75%.Đồng ý có lộ trình, mức tính lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng từ 1/1/2018, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, cả 2 phương án đều gây thiệt thòi cho người lao động. Theo phương án 1, nếu tham gia 30 năm đóng BHXH thì được hưởng 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Nhưng nếu theo cách tính hiện hành với 30 năm công tác đều được hưởng 75%. Như vậy, nếu nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 thì người lao động sẽ mất 10%. Nếu là phương án 2, đến năm 2018, nếu đóng đủ 30 năm, mức hưởng cũng chỉ là 73%. Các ý kiến đề xuất tạm thời vẫn giữ nguyên cách tính như hiện tại, khoảng 5 năm sau khi áp dụng mức tiền lương mới làm căn cứ đóng BHXH thì thay đổi cách tính lương hưu mới hợp lý.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính cũng cho rằng: Quan điểm của Liên đoàn là giữ cách tính như hiện nay. Nếu không, người nghỉ hưu từ 1/1/2018 sẽ thiệt hơn người nghỉ hưu từ 31/12/2017 là 10% - đây là điều bất hợp lý. Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi thừa nhận: Dù tính cách gì thì người lao động vẫn bị giảm lương hưu, đặc biệt là lao động nữ vì không tăng tuổi nghỉ hưu lên 60. Ủy ban đang cân nhắc phương án mới, tránh gây "sốc". 

 
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố báo cáo nghiên cứu "Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước". Theo báo cáo, có ít nhất khoảng 21 loại văn bản khác nhau quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước, nhưng vẫn thiếu rõ ràng. Cùng với đó, đầu mối giám sát cũng còn phân tán, một số chỉ tiêu giám sát không còn phù hợp. Theo Ủy ban Kinh tế, phương pháp và cách thức đánh giá doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn toàn lạc hậu, đặc biệt là thiếu tính độc lập, khách quan và chuyên môn cao trong đánh giá. Vì thế, rất cần sự thay đổi trong cách thức báo cáo, giám sát, kiểm tra để nắm bắt được kịp thời những thay đổi và chuyển động của doanh nghiệp Nhà nước, góp phần vào hoạch định chính sách.