Băn khoăn quanh hợp đồng lao động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc quản lý lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) đang "nóng" khi Bộ LĐTB&XH lấy ý kiến cho Luật Lao động sửa đổi. Đây là một trong 32 nghề khó tuyển dụng nhất bởi cầu luôn vượt cung, nhưng việc quản lý vẫn bỏ trống.

 Quản bằng Luật
 
Viện Gia đình và Giới xếp GVGĐ vào loại hình lao động thiếu chuyên môn và quan hệ pháp lý. Thực tế, các mối quan hệ lao động chủ yếu duy trì theo thỏa thuận giữa người cần người và người cần việc, mà không có ràng buộc về giấy tờ, hợp đồng. Việc quản lý chưa được quan tâm, nên xảy ra nhiều bất cập. Qua khảo sát, có tới 40% trả lời không xây dựng giao kèo hợp đồng vì người thuê thấy không cần thiết (28%) và người giúp việc thấy không cần (19,3%). Điều tra của Viện công nhân công đoàn về thực trạng lao động GVGĐ ở Hà Nội cũng cho thấy, có 60% số người trông coi trẻ em và 19,3% làm các công việc nội trợ. Người giúp việc thiếu chuyên môn, kỹ năng nên phải đối mặt với việc không được tôn trọng, nguy cơ bị trừ lương. Trình độ học vấn của họ rất thấp (15% có trình độ tiểu học, trên 60% ở trình độ THCS và trên 20% ở trình độ THPT), vì vậy, 23,3% gia đình thuê giúp việc gặp khó khăn trong việc hướng dẫn họ làm việc... 
 
Sở LĐTB&XH Hà Nội đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề cho một số trung tâm đào tạo lao động GVGĐ, nhưng chính những người có trách nhiệm cũng cho rằng, sự phát triển của nghề này vẫn nằm ngoài vòng quản lý của cơ quan chức năng. Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm 20/10 (Hội LHPN Hà Nội) cho biết: Trước đây, trung tâm nhìn nhận được vấn đề này và xây dựng đề án đào tạo GVGĐ, thí điểm thành công ở một số quận như Thanh Xuân, Từ Liêm... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người lao động không chuyên nghiệp nên không ý thức làm việc bền vững. 
 
Ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH) cho biết: Sắp tới, Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ đưa ra các qui định cụ thể, có tính chất pháp lý để quản lý loại hình lao động này. Trong đó, qui định cụ thể về giờ làm việc, nghỉ ngơi; trách nhiệm của người giúp việc...  
 
Vẫn còn băn khoăn 
 
Dù dự kiến sẽ được cụ thể hóa trong Luật, nhưng băn khoăn vẫn nổi lên trong các cuộc thảo luận: Quản lý thế nào đối với loại lao động đặc thù này? Đây là một vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại không dễ. Bởi người giúp việc chủ yếu do người quen hoặc các trung tâm môi giới việc làm giới thiệu. Việc tiếp nhận lao động thường chỉ đơn thuần là thỏa thuận miệng, nên sự "phá hợp đồng" trong quá trình sử dụng từ cả hai phía là dễ hiểu. 
 
Đối chiếu với các qui định hiện hành về pháp luật lao động với công việc cụ thể của GVGĐ có sự chênh lệch lớn. Thực tế có nhiều hình thức GVGĐ khác nhau: làm việc theo ngày, giờ, tuần, tháng... nên quản lý các hình thức này cũng khó. Tiền lương hiện tại dựa theo thỏa thuận, nên vấn đề qui định tiền lương như thế nào cũng sẽ có vướng mắc. Luật Lao động qui định làm việc tối đa 8 giờ/ngày, quá thời gian được tính vào làm thêm giờ với mức lương cao hơn. Nếu cũng áp dụng qui định đó đối với GVGĐ liệu có hợp lý? Đúng là GVGĐ cần được coi là một nghề và được quản lý. Nhưng vấn đề đặt ra là những qui định quản lý phải phù hợp với tình hình. bảo vệ quyền lợi