Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp xây dựng - bất động sản ngày 30/11 - 6/12

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường BĐS Việt Nam có sức hút lớn trong làn sóng chuyển dịch đầu tư; M&A - nguồn vốn phái sinh quan trọng cho thị trường bất động sản; Hà Nội: Phân khúc căn hộ, văn phòng hạng cao cấp vẫn chiếm ưu thế... là những thông tin nổi bật trong tuần.

Bên cạnh ưu thế từ các hiệp định thương mại, yếu tố chi phí lao động và thuế quan đang tiếp tục giúp Việt Nam trở thành điểm đến sáng giá trong làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Trong đó, các khu công nghiệp đã được quy hoạch dự kiến sẽ là những đối tượng thu hút dòng tiến từ nhà đầu tư nước ngoài. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Trước tình trạng nguồn vốn trung dài hạn dùng cho vay ngắn hạn tại các ngân hàng bị thu hẹp, buộc doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải tìm nguồn vốn mới để tái đầu tư sản xuất, trong đó M&A được xem là nguồn vốn phái sinh quan trọng của thị trường. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Đô thị hóa đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi thiếu các giải pháp đồng bộ thì tạo ra một số hệ quả đối với đô thị, trong đó có vấn đề môi trường. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Từ đầu năm đến nay, thị trường BĐS tại Hà Nội vẫn ghi nhận có sự gia tăng về nguồn cung và vốn đầu tư dành cho phân khúc căn hộ và văn phòng cao cấp (hạng A). Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Sau khoảng thời gian trầm lắng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, từ đầu quý IV/2020 đất nền dự án và trong khu dân cư tại một số địa bàn của TP Hà Nội như Hoài Đức, Thạch Thất, Đông Anh... đã đánh dấu sự trở lại bằng đợt tăng giá mới. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Sau khi UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 3525/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 2629/QĐ - UBND ngày 4/11/2019 của UBND TP, về chủ trương đầu tư Dự án Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại & văn phòng cho thuê tại số 4 Trần Phú (Ngô Quyền) Khu đất này được đưa vào quy hoạch chi tiết 1/500 và đưa vào đấu giá quyền sử dụng đất để chỉnh trang đô thị. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Trong bối cảnh đa phần các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam còn nhỏ lẻ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất không chỉ kiểm soát chất lượng đầu vào, đầu ra, quá trình quản lý toàn hệ thống mà còn mang lại hiệu quả vượt trội. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng trong năm 2020 ngành vật liệu xây dựng vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Tính đến đầu tháng 11 lượng xi măng tiêu thụ đạt 74 triệu tấn, kính xây dựng đặt 141 triệu m2, đá ốp lát đạt 452 triệu m2... Dự báo trong năm 2021 ngành sẽ khởi sắc và đạt tốc độ tăng trưởng trở lại. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, lĩnh vực cơ khí có vai trò quan trọng đối với kinh tế, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Nhưng theo đánh giá, lĩnh vực cơ khí vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập và cần phải sớm hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật cho lĩnh vực này. Chi tiết xem TẠI ĐÂY