Báo chí - doanh nghiệp: Xu hướng đồng hành và hợp tác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 10/6, Hội Nhà báo Việt Nam ...

Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 10/6, Hội Nhà báo Việt Nam và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Diễn đàn: Doanh nhân với nhà báo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – Hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp”. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng hơn 100 nhà báo, doanh nhân cả nước.

Báo chí đóng vai trò quan trọng cho phát triển

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, 90 năm qua, báo chí đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Đóng góp đó càng có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trên lĩnh vực kinh tế, báo chí có 4 vai trò quan trọng: Làm rõ cơ hội phát triển của đất nước; phản ánh những khó khăn, tắc nghẽn trong quá trình phát triển, từ đó phát huy trí tuệ doanh nhân, DN để vượt qua; chỉ ra những điển hình thành công để làm tiền đề cho phát triển đất nước; chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước, DN, doanh nhân vì sự phát triển đất nước.
Báo chí - doanh nghiệp: Xu hướng đồng hành và hợp tác - Ảnh 1
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trao Kỷ niệm chương Vì sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, DN, doanh nhân và nhà báo cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho quá trình hội nhập sắp tới: “Hội nhập mở ra cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt DN vào môi trường cạnh tranh không chỉ trên thế giới, mà ngay trên sân nhà. Do đó, báo chí nên mở các chuyên
Nhân dịp này, VCCI đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển DN Việt Nam cho Tổng Biên tập các báo: Đại Đoàn kết, Quân đội Nhân dân, Tin tức, Hànộimới, Kinh tế & Đô thị... Đây là sự ghi nhận của cộng đồng DN, doanh nhân với những đóng góp của báo chí cho sự phát triển của DN Việt Nam thời gian qua.
đề về hội nhập, thậm chí từng mặt hàng để giúp DN chuẩn bị cho hội nhập tốt hơn”. Đồng thời cho rằng, các DN cần dành nhiều hơn nguồn lực cho nghiên cứu thị trường và phát triển khoa học công nghệ, điều mà thời gian qua ít được quan tâm. Ngoài ra, DN phải phối hợp với nhà trường để chuẩn bị nguồn nhân lực, đào tạo lao động theo nhu cầu.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá, hợp tác giữa nhà báo với DN thời gian qua đã rất chặt chẽ, thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế, nâng cao cạnh tranh quốc gia, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, Diễn đàn thể hiện sinh động hợp tác giữa DN, doanh nhân và nhà báo vì sự phát triển đất nước và phồn vinh dân tộc: “Diễn đàn là dịp doanh nhân và nhà báo cùng trao đổi để hỗ trợ DN phát triển. Báo chí và DN cùng tham gia giám sát về cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Doanh nhân và nhà báo là mối quan hệ hai chiều gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau”. DN là nguồn tài chính quan trọng để báo chí thực hiện các công tác xã hội trong việc khắc phục thiên tai cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát huy vai trò của nhau trong thời kỳ mới vì sự phát triển chung của đất nước, con người Việt Nam.

Báo chí – cầu nối cho DN kinh doanh

Tại Diễn đàn, các nhà báo và doanh nhân đã tập trung trao đổi, thảo luận về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền hỗ trợ, phát triển cộng đồng DN, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giúp hai bên hiểu biết nhau hơn để cùng phát triển. Theo các đại biểu, báo chí luôn là bạn đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng DN, doanh nhân. Báo chí và cộng đồng DN sẽ tham gia giám sát các cơ quan của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, và thông qua đó, đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

Tổng Biên tập báo Lao động & Xã hội Nguyễn Thành Phong cho rằng, DN rất ngại báo chí moi móc, nếu DN có đối thoại thì khác hẳn. Làm sao cùng tâm tình, chia sẻ…, chứ nhiều câu chuyện DN kể thấy buồn bởi cũng có chuyện này, chuyện kia nhưng vì sức ép về kinh tế, một số nhà báo thoái hóa không đồng hành, chia sẻ với DN đã ảnh hưởng đến hình ảnh chung của những người làm báo… Chính vì thế, cách tốt nhất là DN chủ động, đồng hành. DN làm bạn với báo chí, chủ động thông tin, thì sẽ hạn chế được những tác động không mong muốn ở mặt trái của truyền thông với DN. Ngoài PR quảng cáo, thì báo chí còn giúp cho DN xây dựng hình ảnh tốt khi tiếp cận với xã hội, cùng đồng hành, phát triển với xã hội.

Trong khi đó, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức chia sẻ về tái cơ cấu DN ở Việt Nam và có một số nhận xét về sự phát triển của DN dưới góc độ một nhà báo: Thứ nhất, những DN chịu khó làm ăn, quản trị tốt có thể từ DN nhỏ từng bước trở thành DN lớn. Thứ hai, nếu DN làm ăn không chắc chắn và thiếu chiến lược bài bản sẽ gặp rủi ro về kinh doanh, tài chính, thậm chí phá sản.

Về nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, câu chuyện về tiêu thụ nông sản dưa hấu miền Trung, hành tím thời gian qua để lại cho chúng ta nhiều bài học. Nếu cung cách làm ăn như vậy tiếp tục kéo dài chúng ta sẽ khó phát triển bền vững. Qua câu chuyện này, chúng ta cũng thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí  trong việc kết nối giữa người sản xuất và thị trường. Qua sự phản ánh của báo chí, các cấp, các ngành đã có những điều chỉnh chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản... Rõ ràng, báo chí đều mong muốn đồng hành với người sản xuất, với DN, vì cộng đồng DN có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước.

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng: Chúng ta phải chia sẻ cùng nhau để tìm tiếng nói chung vì sự phát triển. Đừng làm cho báo chí và DN phải nghi ngại lẫn nhau. Nói thật, bây giờ nhiều DN rất ngại tiếp xúc với báo chí, điều này là do cách tác nghiệp của một số phóng viên. Nếu các nhà báo giữ đúng đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng DN thì chúng ta dễ dàng tìm được tiếng nói chung. 

Chung quan điểm này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các Tổng Biên tập “để mắt” hơn tới phóng viên. Bởi, có lúc thông tin không chính xác nhưng nhiều DN không dám đôi co với phóng viên… Điều đó sẽ dẫn đến DN ngại tiếp xúc với báo chí. Điều này dần dà sẽ hưởng đến mối quan hệ giữa báo chí và DN. Do đó, báo chí cần đưa thông tin khách quan, trung thực, bởi vai trò của tương tác giữa nhà báo với bạn đọc là rất lớn.