Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo đảm các chính sách, quyền lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kinhtedothi- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Ủy ban Dân tộc thống nhất với các Bộ ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất, sửa đổi bổ sung các chính sách theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian với các đối tượng không còn nằm ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Sáng 28/10, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV tiếp tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022; dự kiến kế hoạch năm 2023.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội trường

Giải trình thêm quanh vấn đề các đại biểu Quốc hội đưa ra liên quan đến việc thực hiện chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, các chính sách đã ban hành giai đoạn trước đã được tích hợp khi xây dựng chương trình mục tiêu. Tuy nhiên, còn 12 chính sách do các bộ, ngành quản lý, do có áp dụng cho các đối tượng nằm tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn, hiện nay không tiếp tục được hưởng ở tại 406 xã và hơn 6.000 thôn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Ủy ban Dân tộc thống nhất với các Bộ, ban ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất, sửa đổi bổ sung các chính sách theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian với các đối tượng không còn nằm ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Liên quan giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, các Chương trình mục tiêu, tính đến thời điểm hiện nay được đánh giá là chậm do nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân khách quan, do Chương trình mục tiêu là chương trình mới, nhiều đối tượng, nhiều dự án cũng nhỏ lẻ, manh mún; quy trình, thủ tục theo các quy định của pháp luật cũng phức tạp; Chương trình có nhiều dự án, nhiều ngành quản lý địa bàn rộng với tượng rộng và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các điểm, các từ cấp Trung ương cho những địa phương cũng còn hạn chế; hệ thống văn bản, pháp luật cũng có một số nội dung chưa được điều chỉnh, hoàn thiện.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Về nguyên nhân chủ quan, việc ban hành văn bản ở các Bộ, ngành, địa phương mặc dù đã có chỉ đạo phối hợp, tuy nhiên cũng có những nội dung chưa được kịp thời; công tác chỉ đạo ở các địa phương chưa thực sự quyết liệt; phối hợp để phát hiện và rà soát, sửa đổi, bổ sung nhưng bất cập, có lúc chưa kịp.

Về giải pháp trong thời gian tới, để thực hiện tốt Chương trình, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn theo yêu cầu; kịp thời cập nhật những khó khăn để đề xuất xử lý; tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của các ban, bộ, ngành Trung ương. Phát huy vai trò người đứng đầu của các cấp, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân kết hợp phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động để khơi dậy, tạo sự đồng thuận của Nhân dân và sự chung tay của toàn xã hội.

Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan (Đoàn tỉnh Hà Giang) đề xuất hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là chương trình lớn, khó, địa bàn rộng, cần sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung tay của toàn xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, chia sẻ và tăng cường giám sát đối với Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để Chương trình triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trước đó, đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan (Đoàn tỉnh Hà Giang) đề xuất cần quyết liệt triển khai giải ngân vốn đầu tư công để đẩy nhanh tăng trưởng bền vững. Đại biểu nêu, hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt tiến độ đề ra. Việc phân bổ, triển khai thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm; các văn bản hướng dẫn của một số bộ, ngành còn chưa rõ; các địa phương còn lúng túng trong việc phân cấp định mức ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng; giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

ĐB Quốc hội: Cán bộ làm đúng, vì dân thì có gì phải ngại?

ĐB Quốc hội: Cán bộ làm đúng, vì dân thì có gì phải ngại?

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

12 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/4, Câu lạc bộ (CLB) Truyền thống kháng chiến Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với chủ đề “50 năm tự hào sáng mãi ngọn lửa thanh niên”.

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

11 Apr, 08:06 PM

Kinhtedothi - Sáng 11/4, tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nam Định về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tiến độ hoàn thiện hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN.

Lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Lịch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

11 Apr, 05:11 PM

Kinhtedothi - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 31/ĐĐBQH - VP về việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 1, số 3, đồng thời cũng ban hành văn bản số 33/ĐĐBQH - VP về việc thay đổi thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri trước kỳ hoph thứ 9 đơn vị số 5, số 10.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ