Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Kinhtedothi - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh (KCB) cho người bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Bộ Y tế đã có Công văn số 228/BYT-KCB về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh (KCB) trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Để bảo đảm tốt công tác cấp cứu, KCB cho Nhân dân trong dịp Tết, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các cơ sở KCB trực thuộc bảo đảm thường trực 4 cấp. Có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt. Phòng chống rét cho người bệnh. Sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.

Bộ Y tế đề nghị các cơ sở  y tế bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Các cơ sở tổ chức tốt việc cấp cứu, KCB cho người bệnh: Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, KCB, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.

Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

Mặt khác, các đơn vị tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết. Chú ý đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách. Đặc biệt chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần, hoà nhã.

Ngoài ra, các đơn vị có phương án đối phó với tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra.

Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết như: Tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Các đơn vị có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng tình huống xấu xảy ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ