Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo đảm hoạt động thanh toán của hệ thống các tổ chức tín dụng

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1436/CĐ-TTg ngày 29/12/2023 về bảo đảm hoạt động thanh toán của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Tài chính, nêu rõ: 

Để đáp ứng nhu cầu về giao dịch, thanh toán và chi trả hợp pháp của người dân và doanh nghiệp trong những ngày cuối năm 2023 và dịp nghỉ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm hoạt động thanh toán của hệ thống các tổ chức tín dụng.

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Chỉ đạo tổ chức vận hành hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt 24/24 giờ và 7/7 ngày, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán, nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống ATM trước và trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ thanh toán của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

b) Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ.

c) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

d) Tăng cường giám sát an ninh mạng và triển khai các biện pháp kỹ thuật, bố trí nhân sự cần thiết để đảm bảo an toàn hoạt động của các hệ thống thanh toán và các hệ thống liên quan.

đ) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

- Có biện pháp bảo đảm thanh khoản, bố trí nhân sự làm việc để cung ứng các dịch vụ thanh toán ổn định, an toàn, thông suốt trước và trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Tổ chức tốt các dịch vụ ngoại hối, tăng cường hoạt động đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài.

- Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong dịp cuối năm và đầu năm; hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các động lực tăng trưởng và kiên quyết chống việc tiêu cực trong cung ứng tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, lợi ích nhóm, việc sở hữu chéo…

2. Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước bố trí nhân sự làm việc, tổ chức trực tăng cường, vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác giải ngân, thanh toán theo quy định, đảm bảo thông suốt, kịp thời, an toàn.

3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ngăn tiêu cực trong điều hành tín dụng

Ngăn tiêu cực trong điều hành tín dụng

Xử lý nghiêm việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp sân sau

Xử lý nghiêm việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp sân sau

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ