Bảo đảm quyền của người bị bắt, giam giữ theo Công ước chống tra tấn

Phương Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo quy định tại Điều 11 Công ước chống tra tấn: “Mỗi quốc gia thành viên phải rà soát một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn, phương pháp và thực tiễn thẩm vấn cũng như các cơ chế giam giữ và đối xử với những người bị bắt, giam giữ, cầm tù dưới mọi hình thức..."

Ảnh minh họa

Điều 11 Công ước chống tra tấn nêu: “Mỗi quốc gia thành viên phải rà soát một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn, phương pháp và thực tiễn thẩm vấn cũng như các cơ chế giam giữ và đối xử với những người bị bắt, giam giữ, cầm tù dưới mọi hình thức, ở bất kỳ lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình, nhằm mục đích ngăn chặn mọi vụ việc tra tấn”.

Theo đó, các quốc gia thành viên phải xem xét một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn và biện pháp thẩm vấn (hỏi cung, lấy lời khai), cũng như việc bố trí giam giữ và đối xử với những người chịu bất kỳ hình thức bắt giữ, tạm giam, phạt tù trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền tài phán của mình nhằm ngăn chặn sự tra tấn cũng 17 như các hình thức đối xử tàn tệ, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm hoặc trừng phạt khác.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm,…”; “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang…".

Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…”.

Thực thi quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”. Bên cạnh đó, người bị tạm giữ, tạm giam “có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

Ngoài ra, để đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật “Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.

Đồng thời, quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm giữ, tạm giam; thời hạn tạm giữ, tạm giam; thẩm quyền quyết định, thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần