Khả thi khi mở rộng phạm vi
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự Luật đối với các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ảnh minh họa |
Khi đó, thực tiễn sẽ phát sinh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, nhưng có tác động tới môi trường cạnh tranh trong nước. Để đối phó với thực trạng này, nhiều quốc gia đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh trên nguyên tắc tác động ảnh hưởng của hành vi để kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh xuyên biên giới và bảo vệ thị trường trong nước.Bao quát hết các hành viMột vấn đề khác nhận được nhiều sự quân tâm của Dự Luật là quy định về cơ quan cạnh tranh. Dự Luật định danh cơ quan cạnh tranh là Ủy ban cạnh tranh Quốc gia, đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn... Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc quy định một cơ quan cạnh tranh là Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương (trên cơ sở hợp nhất Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và Văn phòng Hội đồng cạnh tranh hiện nay) vừa thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ Công Thương thực hiện quản lý Nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện chức năng tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh là rất cần thiết và là lựa chọn phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Điều này giúp thu gọn đầu mối, nhưng vẫn bảo đảm độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh.“Ngay sau khi Luật được ban hành, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia có đầy đủ chức năng quyền hạn, chức danh pháp lý cũng như thẩm quyền để thực hiện chức năng tham mưu quản lý Nhà nước về cạnh tranh, đồng thời, thực hiện các hoạt động tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh một cách độc lập sẽ tạo điều kiện để Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống” - Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau. Nhiều ý kiến tán thành với quy định này và cho rằng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan này trong Luật vì cơ quan này vừa thực hiện chức năng tham mưu trong quản lý Nhà nước về cạnh tranh, vừa thực hiện tố tụng cạnh tranh. Các ý kiến khác đề nghị không quy định cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương mà thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong xử lý vụ việc cạnh tranh.Về vấn đề này, theo lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, người có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh là các ủy viên Ủy ban cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật.
Tuy nhiên, Dự Luật cần rà soát lại các điều khoản để bao quát hết các hành vi dẫn đến độc quyền, có quy định để xử lý các hành vi này. Các điều cấm hạn chế kinh doanh phải quy định cụ thể ngay trong Luật, không để quy định dẫn tới hạn chế quyền kinh doanh của công dân.