Sử dụng pháo tự chế, học sinh suýt “tàn phế”
Mới đây, thông tin từ bác sĩ Nguyễn Hiền - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh, BV đã tiếp nhận nhiều nạn nhân do pháo nổ. Điển hình là trường hợp bé trai 15 tuổi (ở Bình Thuận), khi tự chế pháo đã bị thương và mất đi 3 ngón bàn. Trường hợp khác là bé trai 14 tuổi (ở Bình Phước) khi bỏ lưu huỳnh dùng để chế pháo vào máy xay sinh tố khiến máy bị cháy, phát hỏa gây bỏng nặng.
Ngày 26/12, Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương chỉnh hình của BV T.Ư Quân đội 108 tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học trên mạng. Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân nam (16 tuổi, ở Bắc Giang) vào viện trong tình trạng vết thương bàn tay trái phức tạp. Theo người nhà nạn nhân, khi đang cầm pháo tự chế trên tay thì pháo nổ gây nát bàn tay trái và chân phải. Trường hợp thứ 2, bệnh nhân nam (15 tuổi, ở Nam Định) bị nát bàn tay phải, gãy đốt 1 ngón tay phải, vết thương chảy máu phức tạp...
Thạc sĩ Nguyễn Điện Thanh Hiệp - Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật cho biết, pháo phát nổ có thể gây chấn thương phần mềm, rách da; hội chứng sóng nổ gây đa chấn thương sọ não, ngực, bụng, gãy xương tay chân... Các chấn thương do pháo thường tùy thuộc vào lượng nổ và tính chất quả pháo. Để hạn chế tai nạn đáng tiếc, gia đình, nhà trường cần giáo dục, phòng ngừa trẻ em không được tự chế, sử dụng các loại pháo nổ.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà - Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt - tạo hình -
Trong công tác đấu tranh với pháo và công cụ hỗ trợ, Công an TP đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ kiểm tra các cơ sở kinh doanh pháo hoa; đặc biệt, nắm tình hình các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép pháo lậu và có biện pháp răn đe. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, để người dân hiểu hậu quả của việc sử dụng pháo, in và phát cho người dân ký cam kết. Thời điểm này là dịp cuối năm, Tết cận kề, dự báo sẽ phức tạp, Công an TP tiếp tục chỉ đạo đồng bộ các biện pháp trong công tác đấu tranh với hành vi vi phạm về pháo, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky
Pháo tự chế còn có nguy hại đến hệ hô hấp do chứa nhiều bụi kim loại và nguy cơ nhiễm khói hóa chất. Thông thường, thời gian phơi nhiễm khói hóa chất dưới ba phút sẽ ảnh hưởng nhẹ đến cơ thể. Trên 3 phút, hệ hô hấp bắt đầu bị ảnh hưởng, đặc biệt với người có tiền sử bệnh hô hấp, hen suyễn. Bụi khói của pháo còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, làm chảy nước mắt hoặc loét giác mạc, gây hại lên mô cơ.
Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh - BV Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức cho rằng, nguyên nhân xảy ra các tai nạn do pháo nổ chủ yếu là vào mỗi dịp Tết, các bệnh nhân đều tự mua thuốc nổ về chế pháo. Do khoảng cách quá gần, khiến nạn nhân bị cụt tay, mù mắt, nát mặt... Nhóm thanh, thiếu niên là đối tượng tò mò, dễ học theo bạn bè và các thông tin trên mạng. Do đó, cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng, nhà trường, gia đình, chính quyền, đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về những nguy hại của pháo nổ, thuốc nổ cho người dân, đặc biệt là đối với học sinh.
Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh - Khoa Hồi sức, BV Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác cho biết, các chấn thương do pháo thường tùy thuộc vào lượng nổ và tính chất quả pháo. Nếu pháo có khói gây cháy có thể dẫn đến tổn thương bỏng, ngộ độc khói, bỏng hô hấp. Hầu hết người chế tạo pháo do tiếp xúc gần nên khi phát nổ dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực... Vết bỏng nặng còn gây nhiễm độc và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ như sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là ảnh hưởng tới cơ, xương... Ngoài ra, sau khi xuất viện, người bệnh còn phải tiếp tục đối mặt với di chứng về cả tinh thần nặng nề.
Dễ như… làm pháo tự chế
Những hậu quả khôn lường từ việc sử dụng pháo nổ tự chế đã rõ thế nhưng căn nguyên của vấn đề vẫn là bài toán chưa có lời giải. Hiện nay, trên các trang mạng xã hội đăng tải tràn lan cách làm pháo nổ, pháo hoa tự chế. Các đối tượng lên mạng tìm hiểu cách chế tạo pháo nổ, sau đó đặt mua các loại hoá chất riêng biệt như lưu huỳnh, kaliclorat… rồi về pha trộn thành thuốc pháo. Sau đó, mua thêm loại phụ kiện thông thường khác như keo dán, bột cưa, sử dụng giấy để cuốn hoặc chế các ống nhựa PVC rồi chế tạo, sản xuất pháo.
Về vấn đề pháo tự chế, theo một cán bộ Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội, ngoài việc học cách tự chế pháo nổ, các đối tượng còn lập nhóm kín trên Facebook, Zalo để trao đổi về cách làm, kinh nghiệm chế tạo, sản xuất và mua bán pháo trái phép cùng nhiều thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng. Thực hiện các hành vi vi phạm này thường là các thanh niên trẻ.
Trên thực tế, mặc dù cơ quan chức năng, báo chí đã có nhiều thông tin cảnh báo sự nguy hiểm cũng như các quy định của pháp luật về pháo; thậm chí bắt giữ, xử lý hình sự nhiều đối tượng mua bán, vận chuyển pháo nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp. Pháp luật có mức phạt rất nghiêm khắc nhưng vì lợi nhuận, thú vui, cũng có thể là sự thiếu hiểu biết pháp luật, một số người dân vẫn buôn bán, làm pháo, đốt pháo. Các đối tượng vẫn lén lút sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại pháo. Hậu quả là những tai nạn về pháo, đặc biệt là pháo nổ tự chế đã xảy ra ở nhiều nơi vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Trước tình trạng trên Công an TP Hà Nội khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Cùng với đó, các bậc phụ huynh và nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh, có biện pháp để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc xảy ra. Mỗi người dân cũng phải chấp hành quy định của pháp luật, không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo. Đặc biệt, người dân không lên mạng xã hội học cách làm pháo, vì không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn có thể xảy ra hậu quả gây thương tật cho chính bản thân mình.
Tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…, đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng. Hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. Người vi phạm còn có thể bị truy tố về các tội khác như: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự) với mức phạt tù từ 1 - 5 năm, cao nhất là 15 năm hoặc Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305 Bộ luật Hình sự) với mức phạt tù từ 1 - 5 năm, cao nhất là tù chung thân nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội