Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo động về thực trạng lao động ngành CNTT

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo báo cáo mới đây của Vụ CNTT- Bộ TT-TT hiện số lao động trong ngành công nghiệp CNTT trên cả nước ta là trên 200 ngàn.

KTĐT - Theo báo cáo mới đây của Vụ CNTT- Bộ TT-TT hiện số lao động trong ngành công nghiệp CNTT trên cả nước ta là trên 200 ngàn, với doanh thu thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao nhất là 37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng).

Thiếu về số lượng, sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn yếu kém về chất lượng khi làm việc. Đây là thực trạng lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam.

Theo báo cáo mới đây của Vụ CNTT- Bộ TT-TT hiện số lao động trong ngành công nghiệp CNTT trên cả nước ta là trên 200 ngàn, với doanh thu thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao nhất là 37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng). Hiện tổng số các trường có ngành liên quan CNTT trên cả nước là 235/390 trường. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều khẳng định, chất lượng lao động CNTT sau khi ra trường đều ở mức thấp. Cụ thể là khả năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh rất yếu, cùng đó các khả năng “mềm” như: trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới hầu như “trắng”.
 
Trong khi đó, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực CNTT của Việt Nam lên tới hơn 600 ngàn người, nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người. Nhưng theo phản ánh của một số trường đạo tại thì  số lượng đăng ký dự tuyển vào ngành này vài năm gần đây giảm. Vì thế nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng tăng và cung không đáp ứng đủ cầu.

Giải pháp được nhiều trường đào tạo CNTT đề xuất là tăng học phí, đồng thời mở cơ chế cho sinh viên vay vốn để theo học dưới dạng hỗ trợ tín dụng sinh viên, lấy người học làm trung tâm.

Nhiều DN cũng cho nêu quan điểm, Nhà nước nên có hệ thống xếp hạng các trường liên quan đến CNTT. Cùng đó, Nhà nước cần đầu tư trước cho nguồn nhân lực, với chiến lược xây dựng thương hiệu ở tầm quốc gia. Việc đào tạo không chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng, phải đẩy mạnh chất lượng. Kinh nghiệm của các nước thành công như Ấn Độ, Trung Quốc, Israel... đều đầu tư mạnh vào giáo dục với nguồn ngân sách đầu tư cho nguồn nhân lực rất cao.