Bao giờ được xử lý?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông (UTGT) tại nút Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di (quận Đống Đa), UBND TP đã đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích nút giao này. Tuy nhiên, sự tồn tại của 4 ki ốt siêu nhỏ sát với trung tâm nút giao khiến việc đầu tư chưa phát huy hết hiệu quả.

Kinhtedothi - Để đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông (UTGT) tại nút Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di (quận Đống Đa), UBND TP đã đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích nút giao này. Tuy nhiên, sự tồn tại của 4 ki ốt siêu nhỏ sát với trung tâm nút giao khiến việc đầu tư chưa phát huy hết hiệu quả.

 
Dãy ki ốt án ngữ tại khu vực nút giao Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di.
Dãy ki ốt án ngữ tại khu vực nút giao Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di.
Theo ghi nhận của chúng tôi, 4 ki ốt trên có diện tích khoảng 26,3m2, mặt tiền hướng ra phố Hồ Đắc Di, mặt sau hướng ra sân của tòa nhà số 187, Tây Sơn. Trong đó, mỗi ki ốt có diện tích khoảng 6,65m2 và do các Công ty CP Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội; Công ty CP Vicem Vật tư vận tải xi măng và một cá nhân quản lý. Tuy nhiên, hiện chỉ có ki ốt của một cá nhân là có giấy mua bán với chủ cũ và phiếu thu tiền nộp cho UBND quận Đống Đa. Các ki ốt còn lại đều chưa xuất trình được giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất. Sự tồn tại và hoạt động của những ki ốt trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, trật tự ATGT trên tuyến, đặc biệt là giờ cao điểm. Bởi ngoài hoạt động của những ki ốt, khu vực này thường xuất hiện những gánh hàng rong bày bán hàng hóa ngay dưới lòng đường cản trở giao thông. Trước tình trạng trên, người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương đề nghị sớm di dời những ki ốt trên nhưng chưa được xử lý triệt để.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa cho biết, để hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nút giao Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di, UBND phường và các đơn vị có liên quan đã nhiều lần vận động các tổ chức, cá nhân đang sử dụng các ki ốt bàn giao mặt bằng để hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, các hộ đang đề nghị được nâng mức đền bù, xin được mua nhà tái định cư; bố trí địa điểm khác để kinh doanh và cung cấp các quyết định của TP và quận về quá trình thực hiện GPMB thực hiện dự án.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 27/8/2014 UBND TP đã có Văn bản số 6449/UBND - TNMT giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội và Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 (2 đơn vị hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà 187, Tây Sơn) thực hiện GPMB 4 ki ốt trên để hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuận nút Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di. Theo đó, UBND TP yêu cầu 2 đơn vị liên hệ với UBND quận Đống Đa, Sở TN&MT để được hướng dẫn thực hiện việc bồi thường, GPMB, thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật. Kinh phí thực hiện do 2 đơn vị trên tự chi trả. 

Dự án cải tạo, mở rộng nút Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2012. Việc tồn tại của những ki ốt nói trên không chỉ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với những người đang kinh doanh trong và ngoài ki ốt nói trên. Bởi, những ki ốt này đã được được xây dựng từ những năm 90 thế kỷ trước, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, đề nghị Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội và Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 đẩy nhanh tiến độ GPMB đối với các ki ốt trên để đảm bảo mỹ quan đô thị, trật tự ATGT trong khu vực.