Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội - Phần 1

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phát huy truyền thống 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, gương mẫu đi đầu,xây dựng Thủ đô giàu đẹp,văn minh, hiện đại; Các hội nghị hợp tác, đầu tư và phát triển: Biến những tiềm năng thành lợi thế… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị đăc biệt chào mừng 1010 năm Thăng Long Hà Nội.

 Trang nhất số báo đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội 
Phát huy truyền thống 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, gương mẫu đi đầu, xây dựng Thủ đô giàu đẹp,văn minh, hiện đại
Cách đây 1010 năm, vào mùa Thu năm 1010, Thái tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (tức Thăng Long), mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của Kinh đô quốc gia ĐạiViệt. Từ mốc son lịch sử đó, đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1010 năm với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ khí phách hiên ngang, vượt qua mọi gian nguy trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thăm nhà máy sản xuất linh kiện máy bay tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Thanh Hải

Các hội nghị hợp tác, đầu tư và phát triển: Biến những tiềm năng thành lợi thế
Từ năm 2016 đến nay, TP Hà Nội liên tục tổ chức các Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác Đầu tư và Phát triển”, qua đó thu hút một lượng lớn vốn đầu tư, DN trong và người nước đến với Thủ đô. Kết quả này đã thể hiện sự gắn kết của chính quyền TP Hà Nội với các nhà đầu tư.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao chứng nhận đầu tư cho các dự án tại Hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển''. Ảnh: Phạm Hùng
Phong trào thi đua tại Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020: Những dấu ấn đổi mới
5 năm qua, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, Hà Nội cũng phải đối mặt không ít khó khăn thách thức. Song, phát huy truyền thống là một địa phương luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, với tinh thần năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã quyết tâm vượt thách thức, tranh thủ thời cơ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI, tạo những chuyển biến mới, toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc trao khen thưởng cho 10 gương người tốt, việc tốt tiêu biểu năm 2019. Ảnh: Thanh Hải
Trao danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú”: Đặc sản riêng của Hà Nội
11 năm qua, mỗi độ Thu về, lễ trao tặng danh hiệu cao quý “Công dân Thủ đô ưu tú” đã trở thành sự kiện không thể thiếu của Hà Nội, nhằm kịp thời tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, nhiều cống hiến, đóng góp cho “mảnh đất nghìn năm”.
Lễ trao tặng Danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, 2010. Ảnh: Trí Dũng
Hà Nội nỗ lực thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Nỗ lực thu hút đầu tư và hỗ trợ cộng đồng DN trên địa bàn phát triển ngày càng thuận lợi là hai điểm nhấn nổi bật, thể hiện trách nhiệm, năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng TP Hà Nội. Điều này cũng khẳng định Hà Nội đang và sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư an toàn, ổn định, là điểm đến được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế ưu tiên hàng đầu khi cân nhắc quyết định đầu tư.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại hội nghị ''Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - Hội nhập, hiệu quả, bền vững''. Ảnh: Minh Vương
Chọn đất định đô
Các Nhà nước đều giành sự quan tâm đặc biệt chọn vị trí đắc địa để định đô. Trong lịch sử Việt Nam, từ kinh đô Văn Lang, Cổ Loa, Hoa Lư đến Thăng Long đều nằm ở vị trí chiến lược và có quy hoạch thuận theo quy luật tự nhiên hiếm nơi nào có được.
 Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Phạm Hùng
Di vật khảo cổ Dưới lòng đất nhà Quốc hội: Lắng đọng lịch sử ngàn năm
Dưới lòng đất Nhà Quốc hội, cuộc khai quật năm 2008 - 2009 do Viện Khảo cổ học thực hiện đã phát hiện được 140 di tích cùng hàng ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ chồng xếp, đan xen nhau. Để tạo nên sự kết nối hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, một phần không gian dưới 2 tầng hầm tòa nhà đã được dành làm khu trưng bày những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất. Dự án này vừa được bàn giao cho Hà Nội và hứa hẹn sẽ gợi mở cho công chúng nhiều điều hấp dẫn về lịch sử ngàn năm của qua các triều đại.
 Các hiện vật được trưng bày dưới tầng 1 và tầng 2 của tòa nhà Quốc hội. Ảnh: Giang Huy
PGS.TS Phạm Quang Long: Tinh hoa trong lối sống người Hà Nội không bao giờ mất đi
Chất thị dân mà theo tôi là hồn cốt của tầng lớp cư dân mấy thập niên đầu thế kỷ XX bây giờ đã khác hẳn. Bây giờ, cư dân Hà Nội thay đổi nên tính pha tạp, chưa chuẩn mực cũng du nhập về Hà Nội đậm nét hơn. Nhưng chất tinh hoa trong lối sống vẫn được đề cao. Khi con người luôn khao khát sống với những gì tử tế và trở thành người tử tế thì giá trị tốt đẹp ấy sẽ trở lại. Đó là nhận định của PGS.TS Phạm Quang Long - nguyên Phó Giám đốc trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội.
 Người Hà Nội văn minh thanh lịch. Ảnh: Văn Phúc
Lễ hội truyền thống Thăng Long - Hà Nội: Sự chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Khi nói về văn hóa Hà Nội, bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể đồ sộ, phong phú thì các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó phải kể đến các hoạt động lễ hội truyền thống đa dạng, nhiều màu sắc đã góp phần tạo nên bản sắc riêng của Thăng Long Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
 Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn. Ảnh: Trần Thường
Đây Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Ngắm Hà Nội từ trên độ cao 350m của tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark vào lúc bình minh, điều khá bất ngờ là một TP tươi trẻ hiện ra như được dát vàng lấp lánh với những cung đường mới và hàng trăm tòa cao ốc nhấp nhô chạy xa hút tầm mắt khác hẳn với cảm nhận về một Hà Nội thâm nghiêm, cổ kính bấy lâu nay. Không gian bao la rộn ràng như lời khẳng định của ông cha ta xưa: “Thăng Long Hà Nội đô thành. Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ”...
 Hà Nội chụp từ trên cao. Ảnh Lê Việt
Dấu ấn Hà Nội qua những công trình
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính, thâm nghiêm rung động lòng người giữa đô thị phồn hoa, hội nhập. Để làm nên bản sắc ấy không thể không kể đến những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa, kiến trúc của mảnh đất ngàn năm văn hiến, văn vật.
Tháp Rùa - Hồ Gươm.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm về đích
Kỷ niệm 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), hàng loạt công trình giao thông lớn, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của Hà Nội đã kịp về đích. Đây là niềm vui, đồng thời cũng là nguồn lực để Thủ đô tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, trở thành một đại đô thị văn minh, hiện đại, giàu đẹp.
 Cầu vượt thấp qua hồ Linh Đàm đang được khẩn trương xây dựng. Ảnh: Tuấn Anh

Triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô: Diện mạo mới, sức sống mới

Sau hơn 10 năm mở rộng, một trong những chuyển biến rõ nét mà Hà Nội đạt được là diện mạo đô thị của TP thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại, văn minh. Đây là kết quả khi công tác quy hoạch được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và được kịp thời triển khai. Đặc biệt, sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… được lập làm cơ sở triển khai xây dựng phát triển đô thị.  
 Đô thị Hà Nội ngày càng phát triển. Ảnh: Tuấn Anh