Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo đặc biệt Kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2021 - Phần 1

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bác Hồ ra đi để trở về với Hà Nội; Ký ức không quên về người thị trưởng đầu tiên của Hà Nội… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo đặc biệt Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2021.

Trang nhất số báo đặc biệt Kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2021

Bác Hồ ra đi để trở về với Hà Nội

Lần đầu tiên Bác Hồ đặt chân đến Hà Nội là ngày 23/8/1945, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công. Kể từ đó, từ Hà Nội, Bác đã có nhiều chuyến đi xa và đã trở về với Thủ đô, với người Hà Nội.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đề án quy hoạch xây dựng Thủ đô tháng 11/1959. Ảnh tư liệu

Ký ức không quên về người thị trưởng đầu tiên của Hà Nội

Người dân Hà Nội, đặc biệt là lớp người xưa nay hiếm, khi nói về Thủ đô thường hay nhắc đến bác sĩ Trần Duy Hưng với sự tự hào, lòng ngưỡng mộ. Nhân dân Hà Nội mãi mãi ghi nhớ sự tài năng và đức độ, của một trí thức tiêu biểu, vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc của dân theo đúng nghĩa. Ông là người đại diện cho thế hệ lãnh đạo Thủ đô cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, suốt đời vì dân vì nước.

 Chủ tịch TP Trần Duy Hưng trong ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Ảnh tư liệu

Hà Nội 67 Năm Ngày giải phóng: Sức mạnh từ tinh thần đoàn kết

Cách đây 67 năm, ngày 10/10/1954, trong rừng cờ đỏ sao vàng, các cửa ô Hà Nội ngập tràn niềm vui chiến thắng đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô. Kể từ đó đến nay, dù đi qua không ít khó khăn, mỗi thành quả to lớn mà Hà Nội đạt được chính là hình ảnh sống động của sự “đồng tâm nhất trí”. Thời điểm này, trước những khó khăn của dịch Covid-19, tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng ấy một lần nữa lại trở thành nguồn sức mạnh to lớn để Hà Nội chiến thắng.

 Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch tại khu vực phong tỏa phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Ảnh: Duy Linh

Tỏa sáng bản lĩnh, tinh thần người Hà Nội

Trong tiến trình lịch sử, ngày 10/10/1954 là một mốc son chói lọi, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. Trong suốt 67 năm qua, Hà Nội đã đi đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, tiến trình đổi mới của đất nước trên tất cả các mặt trận: Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân... Gần 2 năm qua, dịch Covid-19 tiếp tục là một phép thử của lòng người và cũng là một phép thử đối với bản lĩnh, phẩm chất của người Hà Nội. Trên tinh thần“Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đã chứng tỏ được niềm kiêu hãnh của người Hà Nội khi không chỉ bảo vệ Thủ đô an toàn trước đại dịch mà còn chung tay đồng hành cùng cả nước vượt qua khó khăn.

Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, văn sĩ, trí thức và người dân Hà Nội, dấu ấn, bản lĩnh, tinh thần của người Hà Nội trong chiến đấu, bảo vệ, xây dựng Thủ đô, đất nước càng được khắc họa rõ nét hơn bao giờ hết, nhất là trong những ngày đại dịch Covid-19 vừa qua.

 Chốt trực vùng xanh an toàn trên địa bàn quận Ba Đình. Ảnh: Thanh Hải

Phong trào thi đua "người tốt, việc tốt": Nét riêng của Thủ đô lan tỏa ảnh hưởng tích cực

Hôm nay, ngày 8/10,TP Hà Nội sẽ tổ chức biểu dương "Người tốt, việc tốt "tiêu biểu và vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2021 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là một hoạt động thường niên được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 và đã trở thành "nét riêng" trong các hoạt động thi đua của Hà Nội. Với việc đổi mới trong triển khai thực hiện, phong trào ngày càng tạo ảnh hưởng tích cực, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Thủ đô.

 Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2020 cho các cá nhân tiêu biểu. Ảnh: Hải Linh

Thầy thuốc trên tuyến đầu chống dịch

Kể từ khi làn sóng mới của dịch Covid-19 xảy ra trên địa bàn Hà Nội, những chiến sĩ áo trắng của Thủ đô vẫn đang ngày đêm chiến đấu, đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều lắm những gian truân, hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến này, nhưng những cán bộ y tế cơ sở vẫn luôn hết mình vì công việc.

 TTYT quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân.

Hà Nội, Tháng mười…

Có một sự trùng hợp đầy ý nghĩa: Tháng Mười, cách nay gần bảy chục năm, khi đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô cũng là lúc Hà Nội đang ở một trong những thời đểm đẹp nhất mỗi năm - Mùa Thu. Tháng Mười này, dường như niềm hứng khởi tăng lên gấp bội. Hà Nội đón ngày kỷ niệm trọng đại này khi vừa ra khỏi những ngày cam go chống dịch, cuộc sống đang dần trở lại nhịp điệu bình thường mới.

 Hà Nội sau thời gian giãn cách lần thứ 4. Ảnh: Ngọc Tú

Hà Nội đi qua những ngày gian khó

Biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh của đợt dịch lần thứ 4 đã khiến cục diện chống dịch thay đổi hoàn toàn. Hà Nội đã có thiệt hại về người, nhiều khu phố, tòa nhà bị phong tỏa, hàng nghìn người dân được đưa đi cách ly tập trung. Tuy nhiên chưa bao giờ, khó khăn đó có thể đánh gục được niềm tin và tinh thần đoàn kết của Nhân dân Thủ đô. Cho đến nay, dịch cơ bản đã được kiểm soát, thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của toàn ngành Y tế. Chúng tôi đã có dịp trò chuyện với Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà xung quanh nội dung này.

 Nhân viên y tế Hà Nội tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng

Phục hồi phát triển kinh tế thích ứng với dịch Covid-19: Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt

Trong 9 tháng năm 2021, tác động tiêu cực của dịch Covd-19 đã khiến các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng; DN gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và nguồn vốn... Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô suy giảm. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quý IV và giai đoạn tiếp theo buộc TP phải đưa ra các giải pháp đồng bộ.

 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh thăm và kiểm tra sản xuất của Công ty TNHH Toto Việt Nam khu CN Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Lâm Khánh

Mở cửa - cơ hội phục hồi nền kinh tế

Bức tranh kinh tế 9 tháng có nhiều gam màu trầm. Các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhưng vẫn khá lạc quan. Họ kỳ vọng hoạt động kinh tế hồi phục một phần trong quý IV/2021 theo hướng thích ứng an toàn và bình thường mới, phục hồi kinh tế mạnh trong năm 2022...

 Xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Khánh 

Du lịch xanh - lời giải cho bài toán sống chung với Covid-19

Từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Việt Nam chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế (giảm 80% so với năm 2019); 56 triệu lượt khách nội địa (giảm 34,1%) và tổng thu du lịch chỉ đạt 312.000 tỷ đồng (giảm 58,7%). Khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 114.000 lượt người, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Riêng TP Hà Nội trong 9 tháng chỉ đón được 2,92 triệu lượt khách nội địa, giảm 57,5% so với cùng kỳ năm 2020.

 Khách du lịch thăm quan Hồ Hoàn Kiếm những ngày đầu năm 2021.

Doanh nghiệp hồi sinh nhờ chính sách

Với quan điểm lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ, thời gian qua các chính sách hỗ trợ vượt khó trong bão Covid-19 đã được ban hành rất kịp thời, đúng và trúng, vực dậy nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Các cấp, các ngành cũng rốt ráo thực thi, cộng đồng DN, người dân ý thức với mục tiêu chung sức, đồng lòng chiến thắng Covid-19. Sự linh hoạt, nỗ lực từ nhiều phía đã tạo ra "sản phẩm đặc trưng" trong trạng thái bình thường mới.

 May hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty may 10. Ảnh: Thanh Hải

Luôn đồng hành với doanh nghiệp FDI

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên kinh tế thế giới là một thách thức rất lớn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra hoạt động sản xuất phòng, chống dịch Covid-19 tại khi CN Nội Bài. Ảnh: Công Hùng

Thịnh Long Intra., JSC chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế

Dịch bùng phát lần thứ 4 khiến rất nhiều DN lao đao, kể cả những DN vừa, nhỏ và cả những DN lớn, song với tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh Thịnh Long Intra.,JSC chuyển đổi sản xuất. Sự nhạy bén không chỉ giúp DN không chỉ duy trì sản xuất, kinh doanh, mà còn tạo việc làm và các chế độ phúc lợi giữ chân người lao động, cũng như có trách nhiệm với xã hội.

 Người lao động Thịnh Long Intra.,JSC trên dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế N95 để cung ứng ra thị trường. Ảnh: Khắc Kiên

May 10 linh hoạt sống chung với Covid-19

Là DN sử dụng hàng nghìn người lao động, chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh, song vượt qua khó khăn, DN đã chứng minh bản lĩnh khi học cách sống chung với Covid-19 bằng việc linh hoạt chuyển đổi sản xuất, ứng dụng CNTT... để duy trì hoạt động kể cả khi dịch bệnh bùng phát phức tạp, cũng như sẵn sàng “đóng, mở” trong trạng thái bình thường mới.

 Công nhân May 10 nỗ lực làm việc đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Thanh Hải.

Hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng: Hiện thực hóa mục tiêu hình thành đại đô thị ven sông

Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một đại đô thị hoa lệ ven sông Hồng - dòng sông gắn liền với lịch sử và văn hoá ngàn năm Thăng Long. Để phát triển toàn diện và cân đối giữa hai bờ sông Hồng, Hà Nội cần hoàn chỉnh hệ thống 18 cây cầu lớn với những nỗ lực vô cùng to lớn.

 Cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Phạm Hùng