Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 10/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việt Nam thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN; UNESCO sẽ hỗ trợ Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 10/9/2020.

 Trang nhất số báo 212 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 10/9/2020.
Việt Nam thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM53), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, bước sang thập kỷ thứ 6, ASEAN đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là lực lượng quan trọng, giữ vai trò trung tâm trong đối thoại, hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực. 
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên khai mạc AMM 53. Ảnh: Quang Hiếu VGP
UNESCO sẽ hỗ trợ Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo
Chiều 9/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã tiếp Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam Michael Croft. Tham dự buổi tiếp có Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tiếp Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam Michael Croft. Ảnh: Thanh Hải
10 cá nhân dự kiến đề nghị xét tặng: “Công dân Thủ đô Ưu tú” năm 2020
Thực hiện quy trình xét tặng danh hiệu“Công dânThủ đô ưu tú”theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 16/1/2018 của UBND TP Hà Nội, BanThi đua - Khen thưởngTP đã hoàn thành danh sách và tóm tắt thành tích 10 cá nhân dự kiến đề nghị xét tặng “Công dânThủ đô ưu tú”năm 2020.Thời gian đăng tải và xin ý kiến là 15 ngày.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc trao Bằng khen cho 10 gương người tốt, việc tốt tiêu biểu. Ảnh: Thanh Hải
Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Gỡ vướng ngay từ chính sách
Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội nghị góp ý Đề án cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội. Nhiều vấn đề phát sinh liên quan được nêu ra nhưng theo đánh giá, quan trọng nhất vẫn là câu chuyện hài hòa lợi ích giữa người dân - DN và Nhà nước.
 Chung cư cũ Thành Công, quận Ba Đình. Ảnh: Công Hùng
Xuất khẩu thủy sản phục hồi nhờ EVFTA
Dù mới đi vào thực thi được hơn 1 tháng, song Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, các DN cần tận dụng tốt hơn những ưu đãi từ Hiệp định này. 
 Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cần Thơ. Ảnh: Hùng Thập
“Gạn đục khơi trong” với chứng khoán
Dù bức tranh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các DN niêm yết không nhiều khả quan, tuy nhiên nhà đầu tư chứng khoán vẫn có thể tìm cơ hội xuống tiền theo kiểu “gạn đục, khơi trong”.
 Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Phương tiện nhỏ, mối lo lớn
Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy có xu hướng gia tăng trong năm 2020. Các chuyên gia chỉ ra rằng, một trong những tác nhân chính của tình trạng này là công tác quản lý thuyền, đò gia dụng còn nhiều lỗ hổng và bất cập.
 Chuyến đò không áo phao trên sông Đắkrông, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Đắc Thành
Quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông: Nâng trách nhiệm chính quyền sở tại
Ngày 9/9, đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Ngân sách - Ban Đô thị HĐND TP đã khảo sát thực tế một số cảng trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và làm việc tại UBND quận về công tác quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông và bến thủy nội địa.
 Quang cảnh buổi làm việc của đoàn khảo sát tại quận Bắc Từ Liêm.
Rác thải bịt miệng cống thoát nước 
Mưa lớn, tiêu thoát nước chậm gây ngập úng cục bộ là thực trạng tại nhiều khu vực ở Hà Nội mỗi khi mùa mưa đến. Trong đó, một vấn đề nhức nhối từ lâu vẫn chưa được khắc phục triệt để, đó là vật liệu xây dựng, rác thải, bục bệ bịt kín hệ thống thoát nước.
 Rác thải, gạch đá ngổn ngang trên nhiều hố ga, miệng cống ở phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Hà Ánh
Xét xử vụ án xảy ra tại Đồng Tâm: Đề nghị mức án tử hình với 2 bị cáo
Ngày 9/9, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án đối với 29 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).
 Bị cáo Lê Đình Công tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Lời giải nào cho du lịch Hà Nội sau mùa dịch? - Bài 4:  Không bỏ quên khách nội

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thí điểm rồi đi đến hoạt động chính thức không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận, trở thành điểm dừng chân hấp dẫn không chỉ cho du khách quốc tế mà cả du khách nội. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, một thời gian dài, nhiều điểm đến của du lịch Hà Nội đã bỏ quên khách nội.

 Khởi động chương trình trải nghiệm Đêm thiêng liêng  sáng ngời tinh thần Việt tại di tích nhà tù Hỏa Lò được coi là một bước đột phá của Hà Nội trong việc phát triển du lịch về đêm. Ảnh: Ngọc Tú
Sách tham khảo nhập nhèm với sách giáo khoa: Trăm dâu đổ đầu… phụ huynh?
Vốn đã gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhiều phụ huynh đang phải lo lắng một khoản không nhỏ - mua sách giáo khoa (SGK) đầu năm cho con. Điều đáng nói, số tiền phụ huynh phải chi ra để mua sách cho con năm nay cao gấp 3 - 4 lần năm trước, nhất là với học sinh lớp 1 bắt đầu học theo chương trình SGK mới.
 Phụ huynh chọn mua sách tại một cửa hàng trên đường Láng, quận Đống Đa. Ảnh: Phạm Hùng
Ngăn chặn mạo danh mã số vùng trồng: Không để "con sâu làm rầu nồi canh"
Trước tình trạng một số DN mượn, mạo danh mã số vùng trồng của cơ sở khác để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu, Bộ NN&PTNT và các địa phương đã tăng cường công tác giám sát đối với các mã số vùng trồng đã cấp. Tuy nhiên, về lâu dài, cơ quan quản lý cần tính đến giải pháp liên kết kiểm soát trong truy xuất nguồn gốc nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng xuất khẩu Việt Nam.
 Cam Vinh được bày bán và niêm yết rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hà Nội. Ảnh: Chiến Công