70 năm giải phóng Thủ đô

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 14/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau giãn cách xã hội: Linh hoạt các kịch bản; Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15/9 và 21/9… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 214 ra ngày 14/9/2021.

 Trang nhất số báo 214 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 14/9/2021
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau giãn cách xã hội: Linh hoạt các kịch bản
Khi sắc xanh, sắc vàng trên bản đồ dịch tễ Hà Nội đang lấn dần sắc đỏ và sắc cam, các DN, cơ sở sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch, xây dựng phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng tâm thế phát triển trong tình hình mới.
 Nhà máy sản xuất M2F của Công ty CP M2. Ảnh Khắc Kiên
Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15/9 và 21/9
Chiều 13/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, Phó Chỉ huy trưởng đã chủ trì phiên họp trực tuyến của Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội với các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải phát biểu kết luận phiên họp.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Tổ chức xét nghiệm, tiêm vaccine khoa học, hiệu quả
Ngày 13/9, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy do Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Ba Đình.
 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm kiểm tra công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 tại Trường Trung học cơ sở Ba Đình (quận Ba Đình). Ảnh Công Hùng
Khai mạc phiên họp thứ 3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo cú hích cho thị trường bảo hiểm
Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 3. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Phiên họp tập trung cho ý kiến vào nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 tới và xem xét, quyết định một số vấn đề theo thẩm quyền.
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Không phát sinh “giấy phép con” cản trở lưu thông hàng hóa
Yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép gây khó khăn, cản trở lưu thông, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nông sản trong bối cảnh chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 13/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng đồng thời lưu ý các địa phương bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
 Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ lái xe chở hàng hóa tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 giữa Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh Phạm Hùng
SCIC đã giải ngân hơn 6.800 tỷ đồng mua cổ phiếu Vietnam Airlines
Ngày 13/9,  Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã giải ngân số tiền 6.894,9 tỷ đồng mua cổ phiếu để nắm giữ tối thiểu 31,08% vốn điều lệ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN - HOSE).
 SCIC đã giải ngân số tiền 6.894,9 tỷ đồng mua cổ phiếu để nắm giữ tối thiểu 31,08% vốn điều lệ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines. Ảnh Phạm Hùng
Dự án cao tốc Bắc – Nam: Nguy cơ chậm tiến độ
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trọng điểm, trong đó có cao tốc Bắc - Nam phía Đông. 
 Công tác GPMB tại nhiều đoạn tuyến cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng. (Ảnh Lê Anh).
Công tác thoát nước nhìn từ mùa dịch
Trong thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, trên địa bàn TP liên tiếp có mưa lớn tại nhiều khu vực, đặc biệt là các khu đang tiến hành phong tỏa… Tuy nhiên, do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tình trạng ngập úng kéo dài đã không xảy ra.
 Công nhân thoát nước ứng trực làm nhiệm vụ trong mưa. Ảnh Công Trình
Không còn ùn tắc trên các trục đường chính vào nội đô
Sáng 13/9, mặc dù là ngày đầu tuần nhưng theo ghi nhận của Kinh tế & Đô thị tại một số tuyến đường Cầu Diễn, Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ… mật độ giao thông ở mức bình thường, không còn ùn tắc. 
 Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân ra vào vùng 1 tại chốt kiểm soát y tế đường Võ Văn Kiệt. Ảnh Phạm Hùng
Thị trường BĐS Đà Nẵng: Doanh nghiệp mong cầm cự qua dịch
Kể từ thời điểm 1/5 đến nay, thị trường bất động (BĐS) Đà Nẵng tiếp tục rơi vào trạng thái đóng băng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Hàng loạt DN BĐS buộc phải đóng cửa hoặc chỉ cầm cự qua mùa dịch.
 Thị trường BĐS Đà Nẵng đóng băng suốt 2 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ảnh Quang Hải
Nhà ở là phân khúc chủ đạo trên thị trường
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập nhận định, BĐS nhà ở là phân khúc chủ đạo trên thị trường trong thời gian qua và cũng sẽ là phân khúc chính thu hút sự quan tâm sau dịch.
 Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS Nguyễn Đức Lập.
Cẩn trọng khi để trẻ ở nhà một mình
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh các cấp phải học online tại nhà, nhiều gia đình để trẻ tự sinh hoạt mà không có sự kèm cặp của người lớn. Trong khi, trẻ ở nhà một mình có thể xảy ra nguy cơ tiềm ẩn như hỏa hoạn, điện giật, va đập gây thương tích.
 Học sinh tại Khu đô thị Đại Thanh, Hà Nội học trực tuyến tại nhà. Ảnh Chiến Công
Nghệ sĩ làm từ thiện: Vì sao không thể minh bạch?
Từ cuối tháng 8 đến nay, trên mạng xã hội nổ ra tranh cãi "sao kê từ thiện" liên quan đến nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Thế nhưng, thay vì chỉ cần đưa ra sao kê tài khoản, minh bạch tiền từ thiện, một số nghệ sĩ lại thách đố, đôi co trên mạng xã hội.
 Nghệ sĩ Trấn Thành công bố gần 1.000 trang sao kê từ thiện.
Mong giảm tải chương trình học trực tuyến
Bước sang tuần thứ 2 của năm học 2021 - 2022, bên cạnh niềm vui năm học mới thì phương pháp dạy và học trực tuyến đã bộc lộ một số bất cập như: Thời lượng học còn dài; hệ thống mạng yếu; tiết học chưa thực sự linh hoạt, chất lượng bài giảng chưa lôi cuốn… khiến không ít học sinh (HS) có cảm giác uể oải và bị ngụp lặn trong thiết bị công nghệ.
 Học sinh quận Hai Bà Trưng trong giờ học trực tuyến. Ảnh Phạm Hùng
Ba Vì tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Với khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng đặc trưng, huyện Ba Vì có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp. Đến nay, nhiều nông sản chất lượng đã được người dân địa phương tạo ra, cung ứng cho thị trường Thủ đô và cả nước.
Sản phẩm nông nghiệp của huyện Ba Vì tham gia đánh giá, phân hạng OCOP. Ảnh Hồng Thanh
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ năm 2021
Dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và tác động trực tiếp đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Song đáng mừng là dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.
 Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Anh sẽ làm gì để đối phó Covid-19 vào mùa đông tới?
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố kế hoạch "mùa đông Covid-19" nhằm tránh để hệ thống y tế công (NHS) rơi vào tình trạng quá tải cũng như không phải tái áp đặt bất kỳ lệnh phong tỏa nào trong thời gian sắp tới. Ngày 14/9 tới, Thủ tướng Johnson dự kiến sẽ thông báo một số biện pháp đối phó dịch Covid-19 mới áp dụng vào mùa Đông năm nay, cũng như chính thức hủy bỏ kế hoạch hộ chiếu vaccine, vốn được đề xuất với mục tiêu cho phép người dân tham gia các hộp đêm và sự kiện tập trung đông người.
 Thủ tướng Anh sẽ chính thức thông báo hủy kế hoạch hộ chiếu vaccine trong tuần này. Ảnh AP