Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 24/7

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Triển khai tiêm vaccine trên toàn TP Hà Nội: Phải vào cuộc ngay từ bây giờ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện: “Luồng xanh” đã phát huy tốt sứ mệnh vận tải hàng hóa… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 170 ra ngày 24/7/2021.

Trang nhất số báo cuối tuần 170 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 24/7/2021
Triển khai tiêm vaccine trên toàn TP Hà Nội: Phải vào cuộc ngay từ bây giờ
Hà Nội chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng, ngay từ bây giờ, Hà Nội cần rà soát lại mọi khâu từ bảo quản, vận chuyển, nhân lực, trang thiết bị… tránh để xảy ra bị động, lúng túng khi triển khai.
Tiêm Vaccine tại bệnh viện Mắt Hà Nội. Ảnh Thanh Hải
Cần có sự điều phối nhịp nhàng
Hà Nội là một địa bàn rất phức tạp và có nguy cơ cao trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay. Dịch có thể bùng lên bất kỳ lúc nào nếu không làm tốt công tác phòng, chống, trong đó có việc triển khai tiêm vaccine.
Hướng dẫn người dân khai báo y tế trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh Thanh Hải
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện: “Luồng xanh” đã phát huy tốt sứ mệnh vận tải hàng hóa
Giải pháp “luồng xanh” xuất hiện đúng thời điểm và nhanh chóng phát huy sứ mệnh khơi thông vận tải hàng hóa khi các tỉnh phía Nam rơi vào tình cảnh căng thẳng. Vậy đâu là yếu tố then chốt giúp “luồng xanh” trở thành giải pháp đột phá? Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với với Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện xung quanh vấn đề này.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện.
Hà Nội cần đường sắt kết nối sân bay
Hà Nội có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - cửa ngõ kết nối với khu vực và thế giới, nhưng  lại thiếu phương án giao thông bổ trợ, nhằm tăng cường năng lực thông hành từ sân bay về trung tâm thành phố. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chưa có một tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) kết nối trực tiếp đến sân bay là nguyên nhân chính khiến tuyến hàng không của thành phố chưa phát huy tối đa hiệu quả .
Đường sắt kết nối cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài sẽ tạo thuận lợi cho giao thông cũng như phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh Nguyễn Việt
Xuất khẩu thép nắm cơ hội bứt phá
Trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu tỷ USD bị thiệt hại lớn do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu thép Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng dương với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3,4 triệu tấn, tăng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, ngành thép xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và nguy cơ cao gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Sản xuất thép tấm tại Công ty TNHH Siam Steel Viet Nam, khu công nghiệp Hải Dương. Ảnh Trần Việt
Họ luôn đặt niềm tin vào Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cuộc sống và công việc của cộng đồng doanh nghiệp và  doanh nhân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, họ vẫn luôn cảm thấy an toàn và tin vào tương lai của quốc gia Đông Nam Á đầy năng động này.
 
Giằng co văn hóa thi cử xưa và nay - Bài 2: Học để… thi
Học hành, thi cử luôn là chặng đường dài đầy căng thẳng, áp lực mà không phải bất cứ ai đi trên con đường ấy cũng nhận về mình trái ngọt hoặc mùa vàng. Sự kỳ vọng, những lời khen chê, câu hỏi thăm hoặc tiếng thở dài của bố mẹ… bỗng chốc có thể trở thành áp lực với con cái trong suốt mùa thi và suốt cả quãng đường học tập. Bao câu chuyện buồn đã được gợi lên sau mỗi mùa thi nhưng bệnh thành tích và câu hỏi học để làm người hay học để thi vẫn là trăn trở của bao phụ huynh và học sinh.
Thí sinh làm bàithitốt nghiệpTHPT quốc gia năm 2021. Ảnh: ThanhTùng
Nhà báo Trần Chánh Chiếu với tư tưởng duy tân, yêu nước
Trần Chánh Chiếu (1868 - 1919), còn gọi là Gilbert Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu), hiệu: Quang Huy, biệt hiệu: Đông Sơ, các bút danh: Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng Trần… Ông là nhà yêu nước theo tư tưởng duy tân và là nhà báo nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nhà báo Trần Chánh Chiếu
Chuyển đổi số trong năng lượng ở Việt Nam
Thực hiện chuyển đổi số thành công sẽ giúp chúng ta tiết kiệm lượng điện năng cho quốc gia. Phần lớn điện năng hiện nay của Việt Nam đều được tạo ra từ nước, than, dầu khí… là những nguồn năng lượng của thiên nhiên do vậy, nếu sử dụng lãng phí thì nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Ngoài ra, số hóa năng lượng thành công sẽ giúp thế giới hướng tới một tương lai năng lượng an toàn, bền vững, hiệu quả và thông minh hơn.
Trang trại điện gió Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh Công Thử
Đứa con xa trở về
Chị đọc trên báo về câu chuyện cô dâu Ucraina sang Việt Nam 20 năm ròng rã để chăm chồng bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn vừa cảm động vừa chạnh lòng. Chị nghĩ đến chồng mình, anh cũng có một mối tình xa sâu đậm nhưng lại chối bỏ.
Ảnh minh họa.
Có nên cho trẻ cãi lại?
Xưa nay, quan niệm của người lớn chúng ta là phải dạy trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời. Đây gần như là “chân lý”, không ai mảy may nghi ngờ rằng phải xem xét lại.
Ảnh minh họa
Biến thiên huyết áp
Đã có không ít người lo lắng khi thấy huyết áp của mình mỗi lần đo là một con số khác nhau. Người khoẻ mạnh hay người bệnh tăng huyết áp đều có mức huyết áp không cố định, mà thay đổi, dao động thường xuyên, được gọi là biến thiên huyết áp, và lý do vì đâu, nguy hại thế nào… là những thắc mắc thường gặp.
Thường xuyên đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe của bản thân. Ảnh Quỳnh Anh
Kinh doanh thực phẩm bẩn: Tội ác phải bị trừng trị nghiêm khắc
Vì lợi nhuận, những người kinh doanh thực phẩm bẩn bất chấp thủ đoạn, gián tiếp hủy diệt đồng loại. Phải nhìn nhận hành vi này là tội ác, cần bị trừng trị nghiêm khắc. 
Quản lý thị trường thu giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc tại  tỉnh Đắk Lắk. Ảnh Cao Nguyên
Đến với “Nam thiên đệ nhất thác”
Khi đặt chân đến Lâm Đồng, người Pháp cho rằng thác Pongour là “thác nước đẹp nhất Đông Dương”. Còn khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp đến nao lòng của thác, vua Bảo Đại đã phong tặng danh hiệu “Nam thiên đệ nhất thác”. Ngoài tên gọi Pongour, ngọn thác còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thác bảy tầng, thác thiên thai…
Thác bảy tầng, Lâm Đồng. Ảnh Tuấn Anh 
Olympic Tokyo và  bài toán kinh tế của Nhật Bản
Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 khai mạc vào ngày 23/7/2021, muộn hơn 1 năm và giữa bối cảnh thủ đô của Nhật Bản vẫn trong tình trạng khẩn cấp do Covid-19. Những kỳ vọng về động lực Olympic đối với nền kinh tế Nhật Bản được đưa ra năm nào hiện đối mặt với thách thức: Các đấu trường tiêu tốn hàng tỷ USD để xây dựng hoặc cải tạo cho Olympic hầu hết sẽ trống vắng vì phải cấm khán giả.
 Du khách chụp ảnh trước Bảo tàngThế vận hội Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Reuters