Trang nhất số báo 260 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 6/11/2021 |
Phục hồi sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu lao động
Không chỉ duy trì, khôi phục sản xuất, nhiều DN đang dự kiến tăng cường cường độ sản xuất; đón đầu xu hướng với nhịp sản xuất, tăng trưởng mới, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, DN đang phải đối mặt với lo lắng thiếu hụt nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P, khu Công nghiệp Bắc Ninh. Ảnh: Phạm Kiên |
Bình ổn giá xăng dầu để ổn định kinh tế vĩ mô
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu lại tăng phi mã đã tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại trong nước. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ cần sớm có giải pháp can thiệp bình ổn giá xăng dầu để phục vụ cho phục hồi kinh tế. Chỉ khi bình ổn được giá xăng dầu thì các gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới có ý nghĩa, vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, vừa kiểm soát được lạm phát.
Người tiêu dùng mua xăng trên phố Nguyên Hồng. Ảnh: Thanh Hải |
Quy hoạch Hà Nội theo định hướng TOD: Cần tạo cơ chế để thu hút các nhà đầu tư
Hà Nội đang rà soát để thực hiện điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch lần này có thêm nhiều yếu tố mới sẽ được nghiên cứu định hướng. Trong đó, mô hình phát triển đô thị gắn với TOD cần được chú trọng xem xét kỹ để thực hiện có hiệu quả.
Thị trường ô tô sẽ phục hồi mạnh mẽ?
Nhiều tháng qua, dịch bệnh Covid-19 đã khiến thị trường ô tô trong nước điêu đứng, nhiều hãng xe doanh số tụt dốc thê thảm. Dịp cuối năm, thị trường ô tô được kỳ vọng sẽ khởi sắc mạnh mẽ, tuy nhiên, vẫn cần một cú hích từ chính sách điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước.
Người tiêu dùng tham khảo xe ô tô ở một cửa hàng tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Linh |
Lazada đột phá bằng chiến lược marketting hiệu quả
Theo một công bố của iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, các thương hiệu Shopee, Lazada và Tokopedia (Indonesia) đứng đầu trong tổng kết lượng truy cập website trung bình của các sàn sàn thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á năm 2020. Riêng tại thị trường Việt Nam, Lazada đứng vị trí thứ 4, sau Shopee, Thế giới di động, Điện máy Xanh.
Người tiêu dùng tham khảo hàng hóa trên Lazada. Ảnh: Hải Linh |
Tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội - Bài 3: Phát triển không gian sáng tạo cho Hà Nội
Không gian sáng tạo - mũi nhọn tiềm năng trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội đang dần được kiến tạo. Các không gian này đang tạo nên bản sắc mới cho Hà Nội. Tuy nhiên, so với tiềm năng và xu hướng phát triển hiện nay thì việc phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội còn gặp nhiều hạn chế.
Complex - một không gian sáng tạo được hình thành trên nền nhà máy cũ tại phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội). |
Khu công nghiệp - nhân chứng kể chuyện lịch sử Hà Nội
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy bia Hà Nội, nhà máy Dệt kim Đông Xuân là 3 trong 113 dự án đã và sắp phải di dời ra khỏi nội đô Hà Nội. UBND TP Hà Nội đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 hecta tại các khu công nghiệp để phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô. Đây cũng xem là “cơ hội vàng” để xây dựng các không gian sáng tạo từ mặt bằng các khu công nghiệp cũ để lại.
Nhà xưởng của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội có kiến trúc độc đáo theo phong cách Art-Deco đang được xem là không gian sáng tạo trong tương lai. |
Công cụ chống tham nhũng của các nhà nước phong kiến Việt Nam
Tham những là một dạng tha hóa quyền lực, là “khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”. Nó xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Và các nhà nước phải liên tục chống lại sự tha hóa này để bảo vệ chính sự tồn tại của mình. Pháp luật là công cụ để chống tham nhũng và mỗi nhà nước có một công cụ riêng, cách sử dụng riêng.
Sách“Quốc triều hình luật”. |
“Thế hệ nông dân mới” thời 4.0
Việc những người giàu nhất thế giới (và cả Việt Nam) như người sáng lập Microsoft Bill Gates, Chủ tịch Amazon Bezos và người sáng lập nhà mạng Free Mobile của Pháp Xavier Neal, Vingroup, Hòa Phát, FLC và gần nhất là THACO đang đầu tư mạnh vào nông nghiệp khiến lĩnh vực này phát triển khá nhanh.
Công nhân thu hái dược liệu được nuôi trồng theo mô hình sạch của Tập đoàn TH. Ảnh: Nguyễn Trang |
Chị nhìn đưa con trai của mình say sưa bên đàn piano, đôi bàn tay như nhảy múa… mà lòng dâng trào lòng yêu thương và tự hào. Không ai có thể biết rằng gần 20 năm, chị và đứa con đã song hành với nhau để vượt qua nỗi khó khăn, trở ngại mang tên “tự kỷ”.
Phụ huynh hướng dẫn trẻ học đàn piano. Ảnh: Duy Anh |
Giúp trẻ quay lại trường an toàn
Thời gian này, nhiều địa phương đã và đang chuẩn bị cho học sinh một số lớp học trở lại trường sau thời gian dài học online, học qua truyền hình. Hà Nội lên kế hoạch để thứ hai tuần tới, học sinh một số lớp của 18 huyện và thị xã sẽ đến trường.
Ảnh minh họa |
Điều trị vô sinh - hiếm muộn nam bằng y học cổ truyền
Hiện nay, mỗi ngày tại các bệnh viện có khoa Nam học, bệnh nhân nam đến khám vì các vấn đề liên quan đến vô sinh khá nhiều. Độ tuổi của bệnh nhân đến khám tương đối trẻ. Việc quan niệm vô sinh do phía nam giới ngày càng phổ biến. Chữa vô sinh - hiếm muộn nam, ngoài các phương pháp của y học hiện đại còn có những liệu pháp y học cổ truyền.
Bác sĩ hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn cặp vợ chồng hiếm muộn. Ảnh: Phương Thu |
Trục lợi bảo hiểm: Làm sao ngăn chặn?
Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm đang ngày càng gia tăng. Hình thức trục lợi được sử dụng nhiều nhất là tạo hiện trường giả, giả mạo giấy tờ, lợi dụng chức vụ…Đối tượng trục lợi bảo hiểm tại cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN |
Ớn lạnh vì… Covid
Cảm giác này đùng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tuy nhiên, ở đây tôi chủ yếu bàn về nhĩa đen của nó. Một người quen cho tôi biết, sau khi khỏi Covid-19 - tính đến nay đã 3 tháng, vẫn còn cảm thấy ớn lạnh, nhất là những khi tôi làm việc tiếp xúc với nước nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn hay đau khớp ngón chân, rụng tóc.
Ảnh minh họa |
Dấu hỏi sau lời hứa của COP26
Trong 3 ngày trực tiếp tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP26, các nguyên thủ quốc gia đã đưa ra không ít cam kết ý nghĩa. Nhưng câu hỏi lúc này vẫn là khả năng thực sự của nguồn tài chính mà các nước có thể cung cấp theo lời hứa của họ.Nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Greta Thunberg đã kêu gọi Hội nghị COP26 đẩy mạnh hành động thức chất hơn. Ảnh: Reuters |