Trang nhất số báo 262 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 9/11/2021 |
Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Cải cách để không lỡ nhịp phục hồi kinh tế
Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2021, mục tiêu, giải pháp năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế, phòng, chống dịch hiệu quả đã được đại biểu (ĐB) Quốc hội tập trung phân tích.
Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn |
Thích ứng an toàn với Covid-19
Phòng, chống dịch Covid-19 và giải pháp để thực hiện hiệu quả việc chuyển hướng chiến lược từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng là vấn đề được nhiều ĐB đề cập tới.
Hoạt động sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Phạm Hùng |
Giám sát chặt di biến động dân cư để phòng, chống dịch hiệu quả
Ngày 8/11, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Thanh Trì.Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Trạm Y tế xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. Ảnh: Phạm Hùng |
Không để dịch lây lan trong trường học
Chiều 8/11, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục (CSGD).Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh thuộc nhóm tuổi từ 12 - 17 tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Triều |
Gần 4.000 học sinh lớp 9 huyện Ba Vì phấn khởi đến trường
Ngày 8/11 trở thành ngày đặc biệt đối với học sinh khối 9 huyện Ba Vì khi gần 4.000 học sinh cuối cấp THCS được đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.Tiết chào cờ đầu tiên sau khi trở lại trường được tổ chức tại lớp học ở trường THCS Phú Châu (xã Phú Châu). Ảnh: Ngọc Tú |
Quy hoạch điện VIII: Hướng đến thị trường điện cạnh tranh
Liên quan đến Quy hoạch điện VIII được trình, điểm nhấn là bảo đảm phù hợp với thực tiễn, nghiên cứu, phân tích kỹ về giá điện, việc cân đối hợp lý về cơ cấu các nguồn điện (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo) và bảo đảm sự phù hợp giữa các vùng miền, tránh để lãng phí nguồn lực xã hội.
Tháng khuyến mại tập trung TP Hà Nội 2021: Cú hích để doanh nghiệp phục hồi
Tháng khuyến mại tập trung TP Hà Nội 2021 và Chương trình “Bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được các chuyên gia kỳ vọng sẽ giúp DN tiêu thụ sản phẩm, qua đó tạo thuận lợi hồi phục sản xuất, xây dựng quảng bá thương hiệu Việt.
Khách chọn mua hàng tại siêu thị BigC Thăng Long. Ảnh: Công Hùng |
Tranh chấp quỹ bảo trì nhà chung cư: Công bằng, minh bạch trong xử lý
Xử lý hình sự đối với việc chủ đầu tư cố tình chây ì không chịu bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư cho Ban quản trị (BQT) tòa nhà là nội dung được các chuyên gia đề xuất từ nhiều năm nay. Đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên thực thi. Theo đánh giá, đây là bước ngoặt để giải quyết những tranh chấp kéo dài giữa chủ đầu tư dự án nhà chung cư với cư dân.Những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà sẽ sớm được giải quyết. Ảnh: Doãn Thành |
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh: Hay nhưng không dễ thực hiện
Việc các đơn vị chuyên môn đề xuất biện pháp cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh là điều rất đáng ghi nhận. Song, theo các chuyên gia, đơn vị chức năng cần phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng đề xuất này.Sông Tô Lịch. Ảnh: Phạm Hùng |
Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Phân luồng khách để phòng, chống dịch
Sáng 8/11, lượng hành khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông giảm so với 2 ngày cuối tuần, chủ yếu là những người đi làm. Đơn vị vận hành đã tăng cường nhân lực cũng như siết chặt thực hiện quy định phòng, chống dịch trên tàu để bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.Người dân xếp hàng chờ lên tàu tại ga Cát Linh. Ảnh: Phạm Hùng |
Đấu giá quyền sử dụng đất: Cẩn trọng mất cả chì lẫn chài
Thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trong cả nước đều đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu và bù lấp thiếu hụt về ngân sách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng với hy vọng sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận lớn khi tham gia đấu giá, những câu chuyện dở khóc, dở cười đã xảy ra, nhiều trường hợp không biết “liệu cơm gắp mắm” đã mất cả chì lẫn chài.Đấu giá quyền sử dụng đất theo kiểu ''lướt sóng'' sẽ để lại nhiều hệ lụy cho công tác quản lý Nhà nước và thị trường BĐS. Ảnh: Công Hùng |
Sôi nổi nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các quận, huyện, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều cách làm rất sáng tạo, linh hoạt nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực, ý nghĩa, góp phần tạo không khí sổi nổi về ngày hội pháp luật của toàn dân.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân tại huyện Thanh Trì về Luật Đất đai |
Đoàn quay phim Tết "làm mới" giếng cổ Đường Lâm: Sai phạm khó khắc phục
Trong quá trình làm phim tại làng cổ Đường Lâm, một đoàn làm phim đã tự ý dùng vôi, bột màu để phủ lên giếng cổ ở đình Mông Phụ, thuộc khu vực bảo vệ I, trong di tích quốc gia Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Sau khi đoàn phim khắc phục sai phạm, rửa bỏ lớp vôi, giếng cổ mất đi nét cổ kính.
Người dân lau dọn giếng cổ sau khi đoàn làm phim khắc phục sai phạm. Ảnh: Ngọc Tú |
Phòng, chống mua bán người: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền
Các buổi tập huấn, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng, chống mua bán người (MBN) đã bổ sung kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực công tác phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH). Đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người dân phòng ngừa, đấu tranh loại tội phạm MBN.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền về phòng chống mua bán người tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng. Ảnh: Trần Oanh |
Thúc đẩy các giải pháp ổn định chăn nuôi
Sau những tác động lớn của dịch Covid-19, làm thế nào để ổn định chăn nuôi thời gian tới là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành nông nghiệp Hà Nội. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung thịt gia súc, gia cầm cho người dân Thủ đô giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Kiểm tra sức khoẻ đàn lợn tại một trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lâm Nguyễn |
Chưa hết lo chất lượng thực phẩm
Kết quả giám sát an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp Hà Nội mới đây cho thấy nhiều mối lo, khi vẫn còn nhiều mẫu nông sản chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Lực lượng chức năng ngành nông nghiệp Hà Nội kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Ảnh: Trọng Tùng |
APEC thúc đẩy phục hồi bền vững và bao trùm hậu Covid-19
Sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu của Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 28 một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden. Ảnh: AP |