Báo Kinh tế và Đô thị tham gia phát triển kinh tế Thủ đô

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó kinh tế đô thị được xem là giải pháp mang tính đột phát để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ  Thành phố Hà Nội, một số ngành, lĩnh vực kinh tế đô thị, như du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, dịch vụ công… đã được xác định tập trung ưu tiên phát triển.

Kinh tế đô thị trong tương lai

Quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội trong tương lai gắn liền với chuyển đổi số và kinh tế đô thị.

“Về chuyển đổi số, TP mong muốn báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị cùng với Đài PTTH Hà Nội dẫn đầu, truyền cảm hứng, làm mẫu cho các đơn vị khác của TP Hà Nội” -  Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn. Ảnh: Phạm Hùng
“Về chuyển đổi số, TP mong muốn báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị cùng với Đài PTTH Hà Nội dẫn đầu, truyền cảm hứng, làm mẫu cho các đơn vị khác của TP Hà Nội” -  Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kinh tế đô thị được xem là giải pháp mang tính đột phát để phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô. Theo đó, Thành ủy Hà Nội xác định trong vòng 7 năm, đến năm 2030, Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một tài nguyên mới để phát triển kinh tế xã hội.

Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn quản trị  McKensey, hiện tư vấn cho hơn hai phần ba số công ty trong danh sách Fortune 1.000 (tức nhóm 1.000 công ty lớn nhất thế giới) cho rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, Brazil là 35%, các nước Châu Âu là khoảng 36%. Điều này khẳng định khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.

Lễ khai trương Hệ sinh thái số báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng
Lễ khai trương Hệ sinh thái số báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng

Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải nhanh chóng bắt tay vào xu hướng chung của thế giới. Hà Nội sẽ thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Thành phố tập trung phát triển kinh tế số dùng nó làm động lực để phát triển kinh tế đô thị. 

Vai trò cơ quan báo chí

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU, tất cả các cơ quan, ban ngành, quận huyện, các tổ chức, doanh nghiệp phải vào cuộc, trong đó có báo Kinh tế và Đô thị. Muốn làm được điều này, trước hết đội ngũ những người làm báo, trong đó có báo Kinh tế và Đô thị phải tập trung tuyên truyền để người dân Thủ đô hiểu một cách sâu sắc quá trình phát triển tất yếu cũng như quyền lợi của người dân khi được sống trong thành phố thông minh.

"Để triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, Báo Kinh tế & Đô thị đã, đang và sẽ có thêm nhiều bài viết sâu về chuyển đổi số, về những điển hình,  thành tựu lớn của lĩnh vực này tại Hà Nội cũng như trên cả nướ"c. Ảnh AT.
"Để triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, Báo Kinh tế & Đô thị đã, đang và sẽ có thêm nhiều bài viết sâu về chuyển đổi số, về những điển hình,  thành tựu lớn của lĩnh vực này tại Hà Nội cũng như trên cả nướ"c. Ảnh AT.

Khi đó 80% dân số trưởng thành ở Hà Nội có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình. Tỷ lệ dân số trưởng thành tại các quận nội thành Hà Nội có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Phấn đấu 70% người dân Thủ đô trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, làm nền tảng sử dụng dịch vụ số như dịch vụ công trực tuyến, tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa, tiến tới 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

Trong Lễ kỷ niệm 24 năm xuất bản số báo đầu tiên và 10 năm thành lập báo điện tử Kinh tế & Đô thị mới đây và ra mắt Hệ sinh thái số Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chỉ đạo: “Về chuyển đổi số, TP mong muốn báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị cùng với Đài PTTH Hà Nội dẫn đầu, truyền cảm hứng, làm mẫu cho các đơn vị khác của TP Hà Nội”.

 

"Báo tiếp tục làm tốt nhiệm vụ phản ánh được các chủ trương, chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố; là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng.

Đồng thời, phấn đấu trở thành một trong những tờ báo của Thủ đô tiếp tục dẫn đầu, truyền cảm hứng trong việc chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đô thị của Thủ đô". 

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức 

Hơn 2 thập kỷ xây dựng và trưởng thành, báo Kinh tế & Đô thị đã thể hiện đặc trưng riêng của mình với cách làm, tiếng nói riêng, mang đặc trưng hệ sinh thái báo chí của Thủ đô Hà Nội.

Để có thành tích đó, ngay từ năm 2015, Báo đã xây dựng và đưa vào vận hành tòa soạn tích hợp trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho Ban Biên tập có thể kiểm soát tin bài xuyên suốt từ khi phóng viên triển khai đến khi bài viết được lên trang.

Báo điện tử Kinh tế & Đô thị đã nhanh chóng phát hiện xu thế phát triển báo chí công nghệ để có những bước chuyển mình chủ động, phù hợp với thời đại.

Ban Biên tập đã làm việc với Tiến sĩ Naritoshi Masuda, Tổng giám đốc NTT DATA Việt Nam thuộc Tập đoàn NTT DATA (Nhật Bản) để tìm hiểu về sử dụng công nghệ All vào làm báo. Tham gia tiến hành làm cầu nối cho Tập đoàn NTT DATA với Thành phố về xây dựng đô thị thông minh.

Báo đã mở hàng chục khóa đào tạo ngắn ngày cho đội ngũ những người làm báo tại tòa soạn 21 Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), tiếp cận với các làm báo hiện đại, tòa soạn hội tụ đa phương tiện. Cách đây 2 năm, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các bước để xây dựng hệ sinh thái số.

Chính vì thế, nếu như năm năm 2012, kinhtedothi.vn chỉ có thứ hạng khoảng 800 trong số các trang báo, tin tức, trang thông tin tổng hợp tại Việt Nam, thì nay đã vươn lên đứng thứ 47. Đến nay, lượng truy cập tăng gấp hơn 10 lần, hiện đạt trung bình 5 triệu lượt xem/tháng, trở thành một tờ báo có vị trí, tiếng nói trong làng báo Thủ đô cũng như cả nước.

Xứng đáng với niềm tin

Sau đại dịch Covid-19, Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội đang nhanh chóng quyết tâm phấn đấu phục hồi và phát triển kinh tế, xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; Hà Nội phấn đầu trở thành một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đúng như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn ai hết, những người làm báo chúng tôi hiểu trách nhiệm của mình trước những thời khắc chuyển mình quan trọng của Thủ đô và đất nước. Những cán bộ, biên tập viên, phóng viên báo Kinh tế và Đô thị tự hào khi tên măng sét của tờ báo cũng là lĩnh vực lớn mà xã hội đang hết sức quan tâm. Để triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, Báo đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều bài viết sâu về Chuyển đổi số, về những điển hình,  thành tựu lớn của lĩnh vực này tại Hà Nội cũng như trên cả nước.

Chia sẻ về vấn đề này, Tổng Biên tập Minh Đức cho biết: “Chuyển đổi số trong báo chí nói riêng cũng như chuyển đổi số nói chung là một cuộc cách mạng, đòi hỏi phải có kiến thức và nguồn lực. Đến nay, Ban Biên tập chúng tôi đã và đang chuẩn bị nhân lực, vật lực để Chuyển đổi số thành công”.

Được biết, báo Kinh tế và Đô thị cũng đã làm cầu nối để đưa công nghệ phân bón sinh học Nano vào thử nghiệm miễn phí tại huyện Mê Linh, Ứng Hòa, đang giới thiệu các đối tác tiềm năng về hướng dẫn, đào tạo về chuyển đổi số cho các HTX, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Trước mắt báo Kinh tế và Đô thị sẽ lên kế hoạch hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản đặc sản các địa phương thuộc Hà Nội được chứng nhận OCOP lên sàn thương mại điện tử và hàng loạt kế hoạch khác.; đồng hành cùng các doanh nghiệp Hà Nội triển khai Chuyển đổi số.