Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo tàng Quân đội - một cuốn sử sống

Kinhtedothi - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tiền thân là Bảo tàng Quân đội) là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, được thành lập ngày 17/7/1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đối với khá nhiều người yêu thích du lịch kết hợp tìm hiểu lịch sử thì Cột cờ Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những địa chỉ không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đặt chân đến Thủ đô.
Năm 1956, Ban xây dựng Bảo tàng Quân đội có 13 người với nhiệm vụ “Nghiên cứu sưu tầm các tài liệu hiện vật, di tích lịch sử thuộc về quân đội; tiến hành thu thập, sắp xếp các tài liệu, hiện vật cho có hệ thống; tổ chức bảo quản các tài liệu hiện vật lịch sử, đồng thời liên hệ với các địa phương để hướng dẫn bảo quản những di tích lịch sử của quân đội ở địa phương; nghiên cứu kế hoạch và thực hiện trình bày, tổ chức nên Bảo tàng Quân đội”.

Sau hơn 3 năm tiến hành xây dựng và trưng bày, ngày 21/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1959), Bảo tàng Quân đội chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan.
 Du khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Phạm Hùng
Sau gần 5 năm mở cửa đón khách tham quan, ngày 15/5/1964, Tổng cục Chính trị ra Quyết định nâng cấp Phòng Bảo tàng Quân đội thành Viện Bảo tàng Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị. Viện có nhiệm vụ: Nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tuyên truyền giáo dục truyền thống quân đội; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học; giúp Tổng cục Chính trị chỉ đạo hoạt động bảo tàng, nhà truyền thống toàn quân. Trong 10 năm, từ 1965 đến năm 1975, Viện Bảo tàng Quân đội đã phục vụ tham quan cho gần 2 triệu khách trong và ngoài nước thuộc hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Ngày 4/12/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1155/QĐ-TTg đổi tên Viện Bảo tàng Quân đội thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN). Với việc đổi tên, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như vị thế của Bảo tàng được nâng lên ngang tầm với các bảo tàng quốc gia; quy mô, phạm vi trưng bày được mở rộng. Bảo tàng LSQSVN trở thành một trong 6 bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, hàng năm tiếp đón và phục vụ hàng chục vạn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, học tập.

Hiện phần trưng bày trong nhà của Bảo tàng được chia thành 3 khu vực S2, S3, S4, nội dung chính gồm: Lịch sử quân sự Việt Nam thời Hùng Vương, An Dương Vương đến trước năm 1930, Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1930 - 1975, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay...

Phần trưng bày ngoài trời gồm hai khu với các hiện vật như xác máy bay Mỹ, các loại xe tăng, pháo, súng thần công... Nổi bật trong số hàng vạn hiện vật là 4 bảo vật quốc gia gồm 2 máy bay MiG-21 số hiệu 4324 và 5121, xe tăng T-54B số hiệu 843 và tấm bản đồ “Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đây đều là những hiện vật gốc thể hiện ý chí và tinh thần quyết thắng của quân, dân cả nước.

Những năm qua, Bảo tàng LSQSVN đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Năm 2019, bảo tàng đón 820.000 lượt khách, trong đó có 731.000 lượt khách quốc tế. Bảo tàng đã sưu tầm được 304 hình ảnh và 711 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, có giá trị về văn hóa, lịch sử quân sự Việt Nam. Tại đây đã hoàn thành việc bảo quản 2.125 hiện vật, thực hiện phục chế 18 hiện vật, bảo quản sơ bộ 2.552 hiện vật trên hệ thống trưng bày, phục vụ 115 đoàn đến nghiên cứu”.

Du khách quốc tế đến đây rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy xác máy bay, xe tăng, súng thần công và nghe những câu chuyện gắn liền với hiện vật, nhiều cựu chiến binh đã tìm đến bảo tàng để sống lại hoài niệm chiến tranh với những nỗi niềm riêng. Các em học sinh đến đây để học lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua các hiện vật được trưng bày.

Đại uý Lan Hương, cán bộ của Bảo tàng cho biết: “Trước khi có dịch Covid-19 hàng ngày thường xuyên có hơn 2.000 du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan. Điều đặc biệt là có khá nhiều cựu chiến binh Pháp, Mỹ tìm đến đây để sống lại những kỷ niệm chiến trường xưa”.

Hơn 60 năm qua, không biết bao nhiêu thế hệ cán bộ, nhân viên của Bảo tàng, với lòng say mê nghề nghiệp, sự trân trọng đối với lịch sử, không tiếc mồ hôi, công sức và cả xương máu, vừa làm vừa học, từng bước xây dựng một địa chỉ du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: tìm thấy thi thể hai cháu bé bị lũ cuốn 

Thái Nguyên: tìm thấy thi thể hai cháu bé bị lũ cuốn 

30 Jun, 09:36 PM

Kinhtedothi- Chiều 30/6, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể hai cháu bé bị nước lũ cuốn trôi sau trận mưa lớn xảy ra tại xã Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ) và xã Linh Sơn (TP Thái Nguyên), tỉnh Thái Nguyên. Trước đó, gần 100 cán bộ, chiến sĩ cùng hàng chục xuồng máy được huy động để tìm kiếm các nạn nhân và sơ tán người dân khỏi vùng bị ngập nặng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/7/2025: Nhân Mã dễ dính thị phi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/7/2025: Nhân Mã dễ dính thị phi

30 Jun, 02:28 PM

Kinhtedothi - Mời độc giả tham khảo thông tin tử vi ngày 1/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư, Bảo Bình, Ma Kết, Nhân Mã, Xử Nữ, Sư Tử, Thiên Bình, Cự Giải, Bạch Dương, Kim Ngưu, Bọ Cạp, Ma Kết để biết về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe...

Thái Nguyên ngập sâu do mưa lớn, giao thông tê liệt nhiều nơi

Thái Nguyên ngập sâu do mưa lớn, giao thông tê liệt nhiều nơi

30 Jun, 10:43 AM

Kinhtedothi - Từ đêm 29 đến rạng sáng 30/6, trên địa bàn TP Thái Nguyên xảy ra mưa lớn kéo dài, khiến nhiều tuyến đường và khu dân cư bị ngập sâu, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Nhiều phương tiện, đặc biệt là ô tô, đã bị chết máy giữa dòng nước ngập, một số khu vực dân cư còn bị nước tràn vào nhà.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ