Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bắt đầu bằng những sự khác biệt

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo các chuyên gia trong ngành cà phê, để xây dựng một thương hiệu cà phê nổi tiếng không dễ.

KTĐT - Theo các chuyên gia trong ngành cà phê, để xây dựng một thương hiệu cà phê nổi tiếng không dễ. Việc ra đời hàng loạt sản phẩm cà phê trên thị trường chỉ là nhãn hiện sản phẩm, từ nhãn hiệu để phát triển thành thương hiệu đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính, con người và chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, con đường tìm kiếm, một thương hiệu quốc gia đang ghi dấu chân của những người gắn bó với cây cà phê Việt Nam.

 

Nói chuyện trong buổi họp báo về chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 được tổ chức mới đây, ngài Đại sứ Braxin tại Việt Nam chia sẻ: Cả Braxin và Việt Nam đều là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới nhưng thu được nhiều lợi nhuận từ cà phê lại là các nước không trồng cây cà phê. Và điều quan trọng hơn cả là chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cà phê quốc gia cho mình.

 

Ngay tại thị trường trong nước, cả nước hiện chỉ mới tiêu thụ được 10% sản lượng cà phê trong nước sản xuất. Thị phần trong nước hiện nằm trong tay 4 thương hiệu lớn là Vinacafe Biên Hòa, Nestcafe (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), G7 của Trung Nguyên và gần đây có thêm Moment của Vinamilk. Mỗi thương hiệu lại có những thế mạnh riêng, chọn cho mình những chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu riêng.Và theo Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ, chúng ta đang để cho những người trồng cà phê tự phát mà không định hướng cho họ. Việt Nam là cường quốc trồng cà phê nhưng lợi nhuận từ xuất khẩu còn ít. Việt Nam mới chỉ đứng đầu về sản xuất càphê robusta trên thế giới. Tôi cho rằng, chúng ta cần xem xét lại tất cả các khâu, từ trồng, chế biến cho đến đóng gói. Để giá cà phê Việt Nam không còn phụ thuộc vào New YorkLondon thì thương hiệu cà phê Việt phải được xây dựng vững chãi cả về chất lượng thay vì chạy theo số lượng như hiện nay. Vấn đề ở chỗ phải có tư duy chiến lược thay vì tư duy sự vụ mới giải quyết được. Hãy tìm hiểu xem thế giới muốn nghe câu chuyện gì từ cà phê Việt Nam? Không nên nhìn cà phê dưới dạng nông nghiệp thực phẩm mà hãy nhìn nó như một thực thể sống gắn với đời sống buồn vui của người nông dân. Và cao hơn là hãy nhìn nó dưới góc cạnh văn hóa mang nhiều triết lý sống. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt của cà phê Việt Nam với thế giới.

 

Những năm gần đây, một số doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn như Vinacafe, Trung Nguyên… đã bắt đầu quảng bá thương hiệu một cách tích cực trên thị trường thế giới nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Nguyên nhân thương hiệu cà phê Việt Nam còn yếu có một phần không nhỏ nữa là do kỹ thuật chế biến và phương pháp đánh giá chất lượng còn kém. Mặt khác, sản phẩm cà phê Việt Nam còn thiếu chỉ dẫn địa lý, yếu tố qua trọng trong việc xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia. Những hàng hóa có thể nhận biết rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc, quá trình sản xuất và có chỉ dẫn địa lý luôn được sự thị trường thế giới quan tâm, đánh giá cao.

 

Chính vì thế với việc cây cà phê được chọn làm một trong 5 thương hiệu quốc gia. Sắp tới, Việt Nam dự kiến xây dựng thủ phủ cà phê ở Buôn Ma Thuột.Với mong muốn biến thành phố này thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, cũng theo ông Vũ: Cơ hội có nhiều nhưng vấn đề ở chỗ liệu chúng ta có kéo được thế giới đến Việt Nam hay không và thể hiện năng lực của Việt Nam ra thế giới đến đâu? Chúng ta cần có những sản phẩm cà phê khác biệt chứ không phải bắt chước quốc gia này quốc gia kia.

 

Và với sự chuẩn bị, tập trung cho đầu tư, quảng bá theo hướng phát triển bền vững với tính toán chu đáo, tới hy vọng đề án trên khi trở thành hiện thực sẽ góp phần từng bước định vị thương hiệu cà phê Việt trên thị trường thế giới.