Dự kiến nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là cơ cấu lại ngành nông nghiệp; biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp bền vững…
Tiếp đến, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao; tổ chức lễ hội; giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; nâng cao chất lượng quy hoạch ngành du lịch…Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội). Ảnh: Duy Linh |
Người thứ ba “đăng đàn” là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, với các vấn đề về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh; vấn đề giá thuốc, đầu tư cho y tế cơ sở… Nội dung chất vấn cuối cùng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời về giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển; tăng cường quản lý, kiểm soát, tránh lãng phí trong đầu tư công; thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia…
Trong các phiên chất vấn, các thành viên Chính phủ cũng tham gia trả lời các vấn đề liên quan mà ĐB quan tâm. Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của ĐB Quốc hội. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến và trả lời chất vấn của ĐB Quốc hội.Quá trình chất vấn sẽ vẫn có tranh luận trực tiếp bằng cách các ĐB giơ biển. Trao đổi với báo chí trước phiên chất vấn, các ĐB cũng bày tỏ sự đồng tình với các vấn đề được chọn để chất vấn trước Quốc hội. Đây đều là vấn đề thể hiện sự tồn tại trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội vĩ mô và cũng là những vấn đề dân sinh bức xúc.ĐB Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho biết, sẽ chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng về cuộc cách mạng 4.0. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi các DN phải vận động vươn lên, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Song song đó, phải cải cách để DN có điều kiện bứt phá.Tiếp tục quan tâm đến 12 dự án nghìn tỷ đồng thua lỗ, bỏ hoang, ĐB Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) cho biết: Phiên chất vấn ở các kỳ họp trước đã đặt ra nhiều lần. Chính phủ cũng đang chỉ đạo rất quyết liệt để rà soát lại 12 dự án, phát hiện sai phạm, hậu quả cũng đã xác định khoảng 63.000 tỷ đồng. Bây giờ vấn đề đặt ra là giải pháp xử lý như thế nào? Đây là một nguồn lực rất lớn của đất nước, càng để tồn đọng lâu, lãng phí càng lớn. Cần xử lý về mặt kinh tế, kế đến là xử lý hành chính đối với những tổ chức, cá nhân liên quan.Vẫn trăn trở với vấn đề nông nghiệp, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt ra hàng loạt câu hỏi: Vì sao nông nghiệp Việt Nam lại không phát triển được, vì sao đời sống của người nông dân rất khó khăn, không thể tự sống một cách đàng hoàng được trên mảnh đất của mình với công lao động của mình? “Tôi rất buồn khi một số bộ, ngành lý giải rằng, sở dĩ sản phẩm nông nghiệp thừa là người nông dân làm không theo cảnh báo, sản xuất theo phong trào. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải tổ chức sản xuất như thế nào, chứ không phải đổ thừa trách nhiệm cho người nông dân. Điều đó thực sự đáng trách và cũng đáng buồn”, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh.Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre), ông sẽ chất vấn một số bất cập trong ngành văn hóa mà báo chí và dư luận phản ánh trong thời gian qua. ĐB Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cũng đặc biệt dành sự quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, bởi thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực này đã xảy ra nhiều vấn đề khiến dư luận bức xúc, nhất là ở Cục Nghệ thuật biểu diễn. Qua sự việc này, không thể chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm, mà Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cần mạnh tay chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm.Năm 2018, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệmNgày 12/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2018. Theo đó, trong năm 2018, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, cổ phần hóa DN Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016. Tại Kỳ họp thứ 6 tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn theo quy định tại Nghị quyết 85/2014/QH13.Cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV (từ 16/6 cho tới ngày bế mạc). Trong đó, Quốc hội cho phép bổ sung việc xem xét phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm 2 thẩm phán TAND Tối cao để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, chưa biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch tại kỳ họp này. Lý do được đưa ra là qua thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau. Dự luật có nhiều vấn đề liên quan đến ít nhất 45 luật hiện hành, cần có thời gian tham gia sâu, đánh giá của các cơ quan liên quan chịu tác động. “Dự án này cần nghiên cứu sâu để hoàn thiện và tiếp tục xem xét vào Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội” - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết. |