Bất động sản logistics nổi bật với nhiều lợi thế
Theo Cushman & Wakefield, trong vòng 30 năm qua, Việt Nam đã thành công trở thành điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại châu Á, với mức tăng trưởng GDP đầu người năm 2023 đạt 4,436 USD. Tổng vốn FDI đã tăng mạnh lên mức 452,7 tỷ USD. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, FDI đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022 (theo Tổng cục Thống kê). Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn là địa điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư tại khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trên tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt có bờ biển dài với nhiều vị trí phù hợp để xây dựng cảng nước sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong lĩnh vực giao thương. Ngoài ra, kết nối với Việt Nam là hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc, bao gồm các khu vực quan trọng như Thượng Hải, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây là nơi tập trung của các công ty lớn trong ngành công nghiệp sản xuất, hóa chất, thương mại và công nghệ điện tử. Đặc biệt, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm và lưu lượng hàng hóa lớn di chuyển, tạo ra nguồn cung lớn, làm nền tảng cho sự phát triển của ngành logistics. Môi trường kinh doanh ổn định của Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn từ nước ngoài đến đầu tư sản xuất và kinh doanh. Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, trước sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự chuyển dịch sản xuất - đầu tư, Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Điều này làm tăng mạnh nhu cầu về bất động sản logistics chất lượng cao. Hiện nay, tổng nguồn cung nhà kho ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt lần lượt 2.022.000m2 và 5.130.000m2. Tình trạng lấp đầy ở các khu công nghiệp và khu vực hậu cần ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đạt tỷ lệ cao, có những nơi gần 100%. Nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Để ngành logistics phát triển phù hợp với tiềm năng có sẵn, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cảng biển, sân bay và nâng cao khả năng của doanh nghiệp logistics. Mục tiêu phát triển của ngành logistics đến năm 2025 là đóng góp 5-6% vào GDP, tăng trưởng 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 50-60%, giảm chi phí xuống mức 16-20% của GDP, và đạt xếp hạng trên thế giới từ 50 trở lên theo chỉ số LPI. Tuy nhiên, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, yếu về vốn và công nghệ, gặp hạn chế trong khả năng thâm nhập thị trường quốc tế cũng như tiếp nhận các nhu cầu lớn từ các khách hàng quốc tế.
Cảng cạn ICD Long Biên – Dịch vụ “all in one” cho khách hàng
Được đặt tại cửa ngõ Thủ đô, Trung tâm logistics của Tập đoàn Hateco tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (quận Long Biên) với quy mô 12 ha hiện đang là một trong những trung tâm logistics lớn nhất miền Bắc. Tại đây, Hateco Logistics đang cung cấp các dịch vụ đến các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như: DHL, Shopee, Lazada, Ninja Van, Bravat, Vinfast,...
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Tập đoàn Hateco đã thành công xây dựng hệ sinh thái - Trung tâm logistics trên nền tảng cảng cạn ICD, tích hợp công nghệ thông tin. Năng lực thông qua đạt 135.000 TEUS/năm, hoạt động 24/7. ICD Long Biên cung cấp dịch vụ logistics toàn diện, bao gồm giao nhận vận tải nội địa và quốc tế; phân loại, chia chọn, đóng gói hàng hóa; thông quan hàng hóa XNK và hàng thương mại điện tử; chuyển phát nhanh; dịch vụ hậu cần cho các đơn vị chuyển phát nhanh quốc tế và ngành thương mại điện tử; liên kết, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp chủ hàng. Đặc biệt từ tháng 11/2023, Hateco Logistics đã triển khai dịch vụ Đại lý giám sát Hải quan với các cặp cửa khẩu đối ứng giữa Việt Nam - Trung Quốc theo đúng các quy định và thỏa thuận chiến lược của hai nước.
ICD Long Biên - trạm kết nối bất động sản logistics từ cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu
Với diện tích kho bãi trên 60.000m2, Hateco hiện đang phát triển mô hình chia sẻ tài nguyên và kho bãi để tối ưu hóa công năng sử dụng, tăng cường hợp tác, tối thiểu hóa chi phí cho các doanh nghiệp. ICD Long Biên còn được thông quan cho hầu hết các hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là các hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, ô tô, xe máy,… theo quyết định số 07 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đặc biệt, dự án Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT) - bến số 5 & 6 có chiều dài bến chính 900 m cùng lúc có thể tiếp nhận 02 tàu container đến 18.000 TEU, Khu bến cảng nước sâu Lạch Huyện, thuộc Cảng biển Hải Phòng do Hateco làm nhà đầu tư được xây dựng theo mô hình cảng xanh, cảng thông minh ứng dụng công nghệ và các giải pháp thân thiện với môi trường khi đưa vào vận hành (quý I năm 2025) sẽ kết nối trực tiếp với cảng cạn ICD Long Biên, hệ thống trung tâm logistics và các khu công nghiệp miền Bắc. Cùng với đó là Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong - Quảng Yên, Quảng Ninh, có diện tích hơn 1.200 ha, được Hateco hợp tác với DEEP C - Vương quốc Bỉ trong nhiều năm qua để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Điều này tạo ra các chuỗi trung tâm logistics tích hợp cảng cạn, cảng biển và toàn bộ các dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, và vận tải xuyên biên giới với các thủ tục hải quan và dịch vụ tài chính, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics, đồng thời đáp ứng xu hướng chung của thế giới về logistics xanh.
Từ hoạt động XNK thông qua cảng ICD Long Biên góp phần trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho TP. Hà Nội. Với vị trí kết nối các trung tâm Logistics lớn như cảng biển, biên giới... Hateco Logisitics được đánh giá là khu bất động sản Logistics đầy tiềm năng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn quốc tế....