Không ăn sáng
Những người không có thói quen ăn sáng sẽ rút ngắn tuổi thọ xuống từ 2,5 năm. Việc không ăn sáng còn dẫn đến tình trạng vào các bữa trưa và tối sẽ nạp thêm nhiều calo cao, lúc này bao tử cần hoạt động nhiều để tiêu hoá thức ăn. Trong khi, nếu chúng ta phân bổ bữa ăn hợp lý, đặc biệt là ăn vào bữa sáng sẽ giúp cơ thể có thời gian tiêu hoá, nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.
Làm việc không có thời gian nghỉ ngơi
Một người trẻ trung bình làm việc từ 8-12 tiếng/ngày. Người ngoài 40 tuổi có thể rút ngắn thời gian hơn. Tuy nhiên, không ít người đã làm việc liên tục nhiều giờ và không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến cơ thể phải gồng nhiều áp lực, căng thẳng, khiến nội tiết bị rối loạn và hoạt động các cơ quan bị mất cân bằng. Lâu dài, điều này khiến tuổi thọ giảm sút.
Tinh thần bất ổn
Áp lực kinh tế, xã hội, gia đình… khiến ngày nay tỉ lệ người trong độ tuổi lao động bị căng thẳng và tinh thần bất ổn ngày càng lớn. Ngoài những người có những phương án để giải tỏa áp lực tâm lý thì không ít người sử dụng các chất kích thích để giải tỏa.
Tâm trạng không tốt kéo dài sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng, dẫn đến xuất hiện các bệnh như cao huyết áp, bệnh mạch vành, thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, nếu nam giới rơi vào trạng thái trầm cảm, bi quan, buồn phiền lâu ngày sẽ khiến vỏ não và các chức năng thần kinh, nội tiết của toàn cơ thể bị rối loạn, tăng khả năng vô sinh.
Không lắng nghe cơ thể
Nhiều người không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, xem nhẹ các triệu chứng cảm, sốt mà tự mua thuốc uống hoặc cố chịu đựng. Đây là nguyên nhân quan trọng làm giảm tuổi thọ.
Theo một khảo sát tại Trung Quốc, gần 1/2 nam giới nước này tự mua thuốc điều trị tại nhà và 1/3 trong số này phớt lờ bệnh nhỏ nhặt, bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất. Đây có thể là triệu chứng nhẹ của những bệnh nguy hiểm, hoặc khi có các dấu hiệu nặng mới đi khám, lúc này bệnh có thể chuyển biến xấu. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng.
Một khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, phải thăm khám càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân. Phòng ngừa sớm, phát hiện sớm sẽ mang lại sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.
Ngồi quá lâu và ít tập thể dục
Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người hầu như không có thời gian tập thể dục. Nhưng nếu ngồi lâu và lười vận động trong thời gian dài, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, so với người ngồi không quá 4 giờ một ngày, những người ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong ba năm tiếp theo. Ngoài ra ngồi lâu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm. Tác hại của nó có thể so sánh với việc hút thuốc lá.
Theo nghiên cứu này, ngồi lâu còn tác động tiêu cực đến não bộ của người trung niên và người già. Ở những người ít vận động, vùng não cần thiết cho trí nhớ trở nên mỏng hơn. Đây là dấu hiệu báo trước sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ ở người trung niên và cao tuổi.
Dù bận đến đâu, sau một giờ ngồi hãy cố gắng đứng dậy đi lại, dù chỉ lấy một cốc nước. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần 20 phút.