Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất ngờ với tỷ lệ tăng lương của doanh nghiệp Việt

Kinhtedothi -Tỷ lệ tăng lương năm nay ở nhóm doanh nghiệp nước ngoài là 6,5%; ở nhóm doanh nghiệp Việt Nam là 5,2%, thấp nhất trong 10 năm qua.
Theo khảo sát mới công bố của hai hãng tư vấn nhân sự Talentnet và Mercer với 605 doanh nghiệp tại Việt Nam, tỷ lệ tăng lương năm nay ở nhóm doanh nghiệp nước ngoài là 6,5%, nhóm doanh nghiệp Việt Nam là 5,2%.
 Tỷ lệ tăng lương của doanh nghiệp Việt thấp nhất hơn 10 năm. Ảnh minh họa
Đặc biệt, với những doanh nghiệp đã tăng lương trong năm, tỷ lệ này ghi nhận đến hết năm có thể tăng lên lần lượt đến 7,6% và 7,9%.
Theo nhận định từ báo cáo, đây là tỷ lệ tăng lương thấp nhất trong hơn 10 năm qua, dù vẫn cao hơn tỷ lệ lạm phát và tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.
Cũng theo báo cáo, 14% công ty đa quốc gia tham gia khảo sát cho biết năm nay không tăng lương cho nhân viên, trong khi đó con số này đối với doanh nghiệp nội địa lên đến 34%. Dự kiến, trong năm tới, có 6% công ty đa quốc gia và 3% doanh nghiệp trong nước tiếp tục thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" về lương.
Các nhóm ngành có tỷ lệ tăng lương nhiều nhất là bảo hiểm với 8,7%, công nghệ cao 8,5% và dược phẩm 8,4% bởi ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ở chiều ngược lại, dầu khí là nhóm ngành có tỷ lệ tăng lương thấp nhất với 2,1%. Tiếp đến là nhóm ngân hàng với 5,6% và gia công với 6,5%.
Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, gồm ngân hàng, cho vay tiêu dùng, quản lý quỹ có tỷ lệ thưởng dự kiến cao nhất, dao động 20,1-22,4% lương cơ bản năm.
Trong khi đó, 29% công ty dự định thưởng thấp hơn, chủ yếu ở các ngành hàng không, bất động sản, vật liệu xây dựng.
Mặc dù vậy, dựa trên triển vọng kinh doanh vào năm sau, 40% doanh nghiệp cho biết sẽ tuyển dụng thêm nhân sự, trong khi 55% khác không thay đổi nhân sự.
Nhìn chung thị trường lao động khu vực châu Á, Talentnet - Mercer cho rằng các doanh nghiệp đang trong tâm thế cầm chừng trước các quyết sách về lương, thưởng, do tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế còn biến động liên tục.
Trong một khảo sát chuyên sâu được thực hiện bởi Mercer mới đây, các doanh nghiệp thừa nhận sẽ phải đối mặt với rào cản tăng lương trong năm 2021, cũng như tình trạng kiệt sức của nhân viên khi phải làm việc quá sức để theo kịp guồng quay hậu Covid-19.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ