Làng gốm Bát Tràng được lập ra sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La nhằm phục vụ cho việc xây dựng thành quách, cung điện, công trình tâm linh… của kinh đô Thăng Long. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đến nay, sản phẩm gốm Bát Tràng đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Năm 2016, tổng doanh số của làng nghề Bát Tràng đạt gần 1.000 tỷ đồng.
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần phát biểu tại buổi họp báo. |
Điều đặc biệt, dù là làng gốm với 600 – 700 lò nung, song Bát Tràng không bị ô nhiễm môi trường, bởi từ những năm 2001 – 2002, các chủ lò đã mạnh dạn chuyển từ lò nung bằng than sang lò nung bằng gas. Nhờ trở thành một làng gốm xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường nên khách du lịch đến đây ngày một nhiều. Bình quân mỗi ngày có 500 – 800 khách du lịch đến với làng Bát Tràng, trong đó có 100 – 150 khách quốc tế.
Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống và dâng lễ lên các vị Thành Hoàng làng cầu xin no ấm, hạnh phúc cho dân làng. Đình Bát Tràng thờ 6 vị thần đã có công giúp dân làng đánh giặc giữ nước. Theo tục truyền thống, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị từ miếu Bát Tràng ra đình Bát Tràng được thực hiện rất trang trọng. Ông Lê Xuân Phổ - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề gốm sứ Bát Tràng cho biết, điểm khác của lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng năm nay là bên cạnh sản phẩm gốm sứ, còn có sự góp mặt của 13 làng nghề truyền thống khác với tổng số 150 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các nghệ nhân, thợ giỏi khắp nơi mang đến lễ hội những sản phẩm tinh hoa nhất của mình tạo nên một quần thể chợ quê, làng cổ như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, dệt Phùng Xá, hương Xà Kiều, rèn Đa Sỹ…Sản xuất đồ gốm tại làng nghề Bát Tràng. Ảnh: Quang Thiện |
Tại buổi họp báo, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần nhận định, Bát Tràng là làng nghề tiêu biểu nhất cả nước do hội tụ được nhiều yếu tố nổi bật. Thứ nhất làng nghề có sự phát triển liên tục không ngừng qua hàng ngàn năm, lại là làng khoa bảng với nhiều tiến sĩ, trạng nguyên và được Bác Hồ đến thăm hai lần. Thứ hai, Bát Tràng cũng sở hữu đội ngũ nghệ nhân đông nhất cả nước (75 nghệ nhân). Thứ ba, làng nghề không có ô nhiễm, đảm bảo tiêu chí xanh, sạch, đẹp và có sự gắn bó khăng khít giữa hệ thống chính quyền với sản xuất của làng nghề…
Với những yếu tố nổi bật trên, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đang ấp ủ dự định xây dựng các phiên chợ văn hóa – du lịch làng nghề ở Bát Tràng nhằm tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của làng nghề. Trên cơ sở đó, nhân rộng ra nhiều làng nghề khác trên địa bàn Hà Nội và cả nước, trước mắt là làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông.Tây Tựu đón danh hiệu Làng nghề truyền thốngTối 9/3, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức đón nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu”. Nghề trồng hoa Tây Tựu được hình thành từ những năm 1930. Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng, đa dạng về chủng loại hoa. Không chỉ cung cấp hoa cho khu vực Hà Nội, hoa Tây Tựu đã mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, phía Nam và còn xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2015 giá trị sản xuất của nghề trồng hoa đạt trên 338 tỷ đồng, chiếm 71,1% tổng giá trị sản xuất của làng, thu hút 70% tổng số lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 57 triệu đồng/người/năm. Thời gian tới, quận Bắc Từ Liêm còn hướng tới xây dựng làng hoa Tây Tựu trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trên địa bàn. (Hải Dương) |