Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bầu Đức dứt ruột 'bán con': Cú thoát hiểm ngoạn mục

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đứng trước bước ngoặt mới sau nhiều lần bán tài sản là những công trình, sản phẩm tâm huyết như những 'đứa con' có giá nghìn tỷ để tái cấu trúc.
Tại Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG), một doanh nghiệp con của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) hôm 15/9, ông Đoàn Nguyên Đức - người thường được biết đến với biệt danh bầu Đức, cho biết HAGL Agrico đang xem xét bán đi khoảng 20.000 ha cao su ở Lào và một số đối tác Trung Quốc đã xem xét, đo đạc và nghiên cứu.
Khối tài sản tỷ USD
HAGL Agrico sẽ thu về tối thiểu 8 nghìn tỷ đồng nhằm giải quyết nợ một cách cơ bản trong năm 2017. HAGL (cổ đông chiếm hơn 70% vốn HAGL Agrico) vẫn sẽ còn khoảng 60.000 ha đất tại Lào và Việt Nam.
 Các doanh nghiệp của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức sở hữu khối tài khủng nhưng cũng đang nợ chồng chất.  
Đây là một thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư sau nhiều tháng HAGL không công bố một bước tiến nào trong kế hoạch tái cấu trúc nợ của mình. Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư, hoạt động bán tài sản của HAGL không phải là điều mới mẻ.
Cách đây 3 năm, HAGL của bầu Đức đã bán 6 dự án thủy điện tại Việt Nam trị giá nhiều nghìn tỷ đồng (hiện do Tập đoàn Bitexco sở hữu) và khi đó chỉ còn giữ lại các dự án thủy điện xây dựng tại Lào.
Mảng bất động sản (BĐS) trong nước vốn mang về 70-80% doanh thu cho HAGL trong những năm trước 2013 cũng đã được bán dần trong khoảng thời gian này. Từ 2011, bầu Đức đã bày tỏ ý định rút khỏi BĐS tập trung cho các ngành nghề khác mà nhất là trồng cao su.
Ngay từ 2012, bầu Đức đã nhiều lần hạ giá căn hộ với mức khủng để đẩy hàng tồn kho, thoát dần khỏi BĐS. Tới đầu 2013, ông Đức thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land).
Đầu 2016, HAGL Land ký kết hợp đồng chuyển nhượng Dự án trung tâm thương mại tại đường 2/9 tại thành phố Đà Nẵng trị giá gần 420 tỷ đồng cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của nhà Cường đôla.
Trước đó, hồi đầu 2015, HAGL đã hủy bán cổ phần trị giá hàng trăm triệu USD tại dự án BĐS tại Yangon Myanmar cho tập đoàn Rowley đến từ Singapore của phú Peter Lim, do những vướng mắc về thuế (thuế đất chuyển nhượng vốn tại Myanmar lên tới 40%).
Thông tin HAGL bán mảng mía đường (bao gồm nhà máy, hàng nghìn ha đất trông mía, nhà máy điện tại Lào) trị giá hàng nghìn tỷ đồng cho ông trùm trong lĩnh vực mía đường: Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc của HAGL.
Tại ĐHCĐ vừa diễn ra hồi giữa tháng 9, ông Đức cũng cho biết, HAGL đang tiến hành đàm phán để bán hai dự án thủy điện Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào với tổng giá bán gần 3 ngàn tỷ đồng. Dự án Nậm Kông 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm trong khi Nậm Kông 3 đã xây xong phần móng nhà máy.
Lựa chọn sống còn
Ông Bùi Tiến Đức đến từ Team Phân tích Biên an Toàn thuộc VnDirect Securities TP.HCM, cho rằng việc bán tài sản của HAGL là hướng đi “bắt buộc” để lấy tiền trả nợ ngân hàng và các trái chủ. Tuy nhiên, giá trị tài sản của HAGL rất lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều ngành… do vậy cần nhiều thời gian cho thẩm định rồi đám phán, chưa thể xong trong một sớm một chiều.
Đại diện một CTCK tại TP.HCM cho biết, các tài sản có giá trị nhất của HAGL chính là mảng cao su, mía đường bên Lào gắn với cả trăm nghìn ha đất nông nghiệp. Bên cạnh đó là dự án BĐS trị giá nhiều trăm triệu USD tại Myanmar.
“Khả thi nhất giờ có thể bán nhanh được chính là đất cao su và mía đường bên Lào. Vấn đề là bán cho ai, giá cả bao nhiêu. Việc bán hàng chục nghìn ha đất của HAGL tại Lào ngay sát Việt Nam cũng là vấn đề cần phải xem xét đánh giá kỹ”.
Ông Bùi Tiến Đức cho rằng, diện tích đất khổng lồ mà HAGL sở hữu là điều mà nhiều doanh nghiệp Việt thèm muốn. Rất có thể, chính các đối tác Việt Nam với sự hỗ trợ từ các ngân hàng sẽ tìm hiểu những tài sản giá trị lớn này của HAGL.
Trên thực tế, các ngân hàng đều muốn các doanh nghiệp con nợ của mình bán nhanh tài sản để thu hồi tiền về. Hiện tại, các doanh nghiệp của bầu Đức vay nợ 9-10 ngân hàng ở Việt Nam. Chỉ cần 1 ngân hàng báo cáo HAGL có nợ xấu thì cả hệ thống đều ghi nhận nợ xấu.
Đây là điều mà chính các ngân hàng lớn rất lo ngại. Bởi, nếu nợ của HAGL thành nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng. Các ngân hàng cũng sẽ không được cho HAGL vay. Và hậu quả có lẽ là điều không mong muốn đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Theo các chuyên gia, giải pháp có lẽ không gì khác là HAGL phải bán một phần tài sản để cân đối lại tình hình tài chính. Các ngân hàng có thể sẽ trở thành các nhà môi giới giúp các doanh nghiệp trong nước mua lại các tài sản của bầu Đức.
Được biết, đa số các ngân hàng chủ nợ đã thông qua đề án tái cơ cấu nợ, nới thời hạn vay và cho HAGL trả nợ lãi và gốc vào cuối kỳ. Cùng với nỗ lưc bán tài sản đang được sát sao thực hiện, nhiều khả năng, HAGL sẽ vượt qua được giai đoạn sóng gió.
Tính tới cuối quý 2/2016, HAGL có tổng nợ 33 nghìn tỷ đồng (trong đó nợ ngắn hạn gần 15,6 nghìn tỷ). Tổng tài sản của tập đoàn này là hơn 51 nghìn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là gần 18,2 nghìn tỷ đồng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

08 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện 72 công trình 110kV, trong đó có 50 công trình hoàn thành trước ngày 30/4/2025, lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống Nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC; góp phần chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

08 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

08 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

07 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ