Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bền vững trong giảm nghèo

Kinhtedothi - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 chưa kết thúc nhưng đã đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (Bình quân giảm 1,55%/năm).
Để có được kết quả này, cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, đã có nhiều chương trình, dự án được thực hiện theo phương thức mới cho “cần câu” thay vì “cho cá”.
 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Nhiều tấm gương điển hình vươn lên như tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo đã trở thành “điểm sáng” trong cả nước. Điều đặc biệt là hình thành mang tính “tiền phong, lan tỏa” ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Ba Chẽ, Bình Liêu (Quảng Ninh) Con Cuông, Tân Kỳ (Nghệ An). Hay, tấm gương cụ bà Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đến Ủy ban xã Lương Sơn trả lại sổ hộ nghèo và xin được thoát nghèo.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, không chỉ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sự liên kết, thông thương hàng hóa, một yếu tố hết sức quan trọng là người nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, chăn nuôi...
Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 đến 31/8/2019 đã có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với tổng số tiền 221.693 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp cho trên 1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 775.000 lao động; gần 200.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập...
Bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, nhiều tỉnh, TP còn đề ra chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo. Đơn cử tại Hà Nội, với mong muốn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, HĐND TP Hà Nội đã ban hành một nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống. Nhiều quận, huyện của TP Hà Nội đã ban hành Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu giảm 100% hộ nghèo trên địa bàn.
Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của TP Hà Nội giảm từ 3,64% đầu năm 2016 xuống còn 1,16% cuối năm 2018. TP Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của TP còn dưới 1%, nếu trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội còn dưới 0,3%.
Công cuộc giảm nghèo vẫn còn tiếp tục. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 chuẩn bị kết thúc. Từ nay đến năm 2020, phải tập trung vào việc đề xuất, thiết kế Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2021 – 2025 cũng như xây dựng các tiêu chí để xác định đối tượng hộ nghèo tiếp cận đa chiều.
Từ đó, làm cơ sở thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội theo hướng hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả để thoát nghèo bền vững.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 1.200 học sinh được trải nghiệm nghề nghiệp, thêm lựa chọn mới cho tương lai

Gần 1.200 học sinh được trải nghiệm nghề nghiệp, thêm lựa chọn mới cho tương lai

18 May, 04:40 PM

Kinhtedothi – Tại Hội nghị Tư vấn hướng nghiệp – định hướng phân luồng tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đông Anh, các em học sinh lớp 9 được trải nghiệm nghề nghiệp, cung cấp thông tin về ngành nghề đào tạo để có thêm lựa chọn mới cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ