Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh nghề nghiệp: Cả doanh nghiệp và người lao động… thờ ơ

KTĐT - 100% lao động được khám sức khỏe định kỳ, 100% lao động mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) được điều trị, đó là những con số đặt ra trong mục tiêu tuần lễ ATVSLĐ lần thứ 14, cũng như ngành lao động đặt ra cho năm 2012. Nhưng thực tế, để đạt đến con số này không dễ.

Bệnh nghề nghiệp gia tăng

Tại Hà Nội, Trung tâm Sức khỏe và bệnh nghề nghiệp (Sở Y tế) đã khám và phát hiện 249 công nhân mắc BNN. Tuy nhiên, số liệu thống kê này chưa phản ánh đúng thực tế BNN cũng như những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản, vật chất mà người lao động, các doanh nghiệp và xã hội phải gánh chịu. Bởi theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), số công nhân bị BNN trên thực tế cao gấp 8 - 10 lần số báo cáo. Rất nhiều ngành mà lao động luôn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại bệnh khá nguy hiểm, song không có trong danh mục quy định của Bộ Y tế, gây thiệt thòi cho người lao động.

Trong năm qua, cũng có 30.000 cơ sở sản xuất được đo kiểm tra môi trường lao động, với gần 500.000 mẫu đo. Trong đó, có 11% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, phần lớn là các yếu tố bụi, rung và điện trường. Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cũng đã thực hiện đánh giá về tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất và cho thấy, có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại… và rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ 2 yếu tố trở lên. Các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá cao như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi (40,26%), các bệnh đường tiêu hóa (14,35%), bệnh về cơ, xương, khớp (12%)...

Quyền lợi bị bỏ quên

Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH mới đưa ra, hàng năm, 80% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ mắc BNN được khám, phát hiện bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến điều kiện lao động. Các hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn… đang là gánh nặng đè lên đời sống, bào mòn sức khỏe của người lao động. Trong khi đó, người lao động rất "mù mờ" về vấn đề này hoặc nếu yêu cầu khám chữa bệnh lại sợ ảnh hưởng đến việc làm, nên không có kiến nghị gì với chủ doanh nghiệp, vô hình chung làm mất đi quyền lợi chính đáng của mình.

Thực tế, mỗi lao động khi khám sức khỏe định kỳ (SKĐK) theo quy định bắt buộc, chi phí từ 200.000 đồng trở lên (chưa nói đến các bệnh phát sinh, các BNN khác). Bình quân một doanh nghiệp có 50 lao động, mỗi năm "quên" khám SKĐK, chủ doanh nghiệp đã "tiết kiệm" chi hàng chục triệu đồng. Hiện nhiều doanh nghiệp "lách luật" bằng cách tổ chức khám SKĐK cho một bộ phận lao động trong đơn vị để đối phó với các cơ quan chức năng, hoặc tổ chức khám SKĐK ở một số trung tâm y tế huyện, phòng khám tư nhân để giảm bớt chi phí. Cùng với đó, lý do khiến BNN ngày càng gia tăng là trong quá trình phát triển kinh tế, sự tiếp nhận các kỹ thuật, các loại hình lao động mới ngày càng nhiều, dẫn đến sự phát sinh các BNN mới, nhưng việc bổ sung danh mục BNN quá chậm như hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.

Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho biết, năm nay, Bộ sẽ siết chặt việc thanh, kiểm tra công tác khám SKĐK tại các doanh nghiệp. Bởi đây là đầu mối để giảm thiểu BNN. Cùng với đó, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) thực hiện Chương trình Quốc gia về An toàn Vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015, đặt mục tiêu tăng cường  khảo sát để bổ sung thêm nhiều BNN có tồn tại ở trong các cơ sở lao động, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt thòi cho người lao động.

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, năm vừa qua, chỉ có 1.800 doanh nghiệp tại 20 tỉnh, ngành tiến hành khám 18/28 BNN cho 60.548 người (giảm 10% so với năm 2010). Quá trình khám đã phát hiện 3.557 trường hợp nghi mắc BNN (chiếm 5,9%). Vậy là tính đến hết năm 2011, đã phát hiện 27.246 người mắc BNN, trong đó tới 74,4% mắc bệnh bụi phổi silic và 16% bị điếc do tiếng ồn.


Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình tri ân "Nghĩa tình tháng 7" trên mảnh đất thiêng Quảng Trị

Hành trình tri ân "Nghĩa tình tháng 7" trên mảnh đất thiêng Quảng Trị

07 May, 11:16 AM

Kinhtedothi – Sáng 7/5, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Báo Quảng Trị tổ chức Chương trình "Nghĩa tình tháng 7" tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và 53 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2025).

Nghệ An: đi mót quặng, một phụ nữ bị đất, đá vùi lấp, tử vong

Nghệ An: đi mót quặng, một phụ nữ bị đất, đá vùi lấp, tử vong

06 May, 07:16 PM

Kinhtedothi – Ngày 6/5, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, liên quan tới vụ việc một người phụ nữ tử vong tại khu vực mỏ thuộc địa phận Công ty TNHH Chính Nghĩa tại Thung Pen (xã Châu Hồng), phía địa phương đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng. 

Gìn giữ nghề muối trăm năm

Gìn giữ nghề muối trăm năm

06 May, 04:12 PM

Kinhtedothi - Dù khó khăn, vất vả, cư dân Sa Huỳnh vẫn gìn giữ nghề làm muối truyền thống và lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ